Doanh nghiệp Nga đối mặt làn sóng phá sản khi chi phí vay tăng vọt

Doanh nghiệp Nga đối mặt làn sóng phá sản khi chi phí vay tăng vọt

Các doanh nghiệp tại Nga đang chuẩn bị đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính có thể khiến nhiều công ty phải đóng cửa.

Lãi suất của Ngân hàng Trung ương đã tăng lên mức kỷ lục 21%, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào tháng 12. Trong hai năm qua, nhiều doanh nghiệp đã tích lũy lượng nợ thương mại lớn với lãi suất thả nổi.

Những đồng tiền Nga. Ảnh: Moskva News Agency

Từ quý II năm 2023, Ngân hàng Trung ương Nga liên tục tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát kéo dài và hỗ trợ đồng ruble đang suy yếu. Tuy nhiên, chi phí vay vốn tăng vọt đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào vòng xoáy nợ nguy hiểm, với khoảng một phần tư doanh thu bị chi trả cho lãi suất.

Tình trạng chậm thanh toán từ khách hàng và đối tác đang gia tăng, cho thấy sự căng thẳng trong lĩnh vực doanh nghiệp khi họ phải xoay xở trả nợ trong bối cảnh lãi suất cao. Theo báo cáo của Meduza, lãi suất thực tế, sau khi cộng thêm các khoản phí ngân hàng, hiện đã lên đến 25%, khiến nguy cơ vỡ nợ và phá sản tăng mạnh.

Trước chiến sự, chỉ khoảng 20% khoản vay doanh nghiệp ở Nga có lãi suất thả nổi. Tuy nhiên, đến giữa năm 2023, con số này đã tăng lên 44%, do các doanh nghiệp buộc phải vay theo các điều khoản gắn liền với lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Trung ương.

Nhiều doanh nghiệp, trong nỗ lực hỗ trợ thay thế nhập khẩu sau khi các lệnh trừng phạt được áp đặt và mua lại tài sản khi các công ty nước ngoài rời khỏi Nga, đã vay số tiền lớn với kỳ vọng lãi suất sẽ sớm ổn định hoặc giảm.

Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Chi tiêu công lớn đã làm nóng nền kinh tế, đẩy lạm phát tăng cao. Ngân hàng Trung ương buộc phải thực hiện chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất mạnh mẽ và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Việc lãi suất duy trì ở mức cao khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn để phát triển và tăng rủi ro tài chính cho toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: tiếp tục gồng gánh chi phí vay hoặc cắt giảm quy mô để tồn tại.

Dũng Phan (Theo The Moscow Times)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HMC: Lợi nhuận quý 2 tăng vọt 61%, HMC hưởng trọn ‘cú hích’ đầu tư công và thị trường xây dựng

CTCP Kim khí TP.HCM – VNSTEEL (HOSE: HMC) vừa công bố bức tranh kinh doanh khởi sắc mạnh mẽ trong quý 2/2025, với lãi sau thuế tăng hơn 60% so với cùng kỳ. Chỉ sau 6 tháng, HMC đã hoàn thành 65% kế hoạch lợi nhuận năm nhờ hưởng trọn sức cầu nội địa và giải ngân đầu tư công ở mức cao kỷ lục.

Tiếp tục đọc

FCS: Foodcosa lỗ lũy kế gần 4 lần vốn chủ sở hữu, cổ phiếu biến động mạnh sau thương vụ ‘thoái lui – thâu tóm’

CTCP Lương thực TP.HCM (UPCoM: FCS) tiếp tục ghi nhận quý kinh doanh bết bát khi lỗ quý 2/2025 hơn 5 tỷ đồng, nâng khoản lỗ lũy kế lên gần 201 tỷ đồng, vượt xa vốn chủ sở hữu còn lại chỉ 54,5 tỷ đồng. Cổ phiếu FCS từng tăng gần gấp đôi trước khi lao dốc mạnh sau biến động cơ cấu cổ đông.

Tiếp tục đọc

SZL: Sonadezi Long Thành báo lãi gần 61 tỷ đồng sau 6 tháng, hoàn thành 59% kế hoạch lợi nhuận năm

CTCP Sonadezi Long Thành (mã CK: SZL) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025 với doanh thu thuần đạt gần 137,5 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế quý này đạt 34,5 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ 2024.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay