Căng thẳng Israel – Iran gia tăng, đồng USD mạnh lên

Căng thẳng Israel – Iran gia tăng, đồng USD mạnh lên

Cuối phiên giao dịch ngày 13/6, đồng USD lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, bao gồm đồng euro và đồng yen, khi các thị trường chuyển hướng sang tích lũy tài sản “trú ẩn an toàn”, giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông leo thang, sau loạt không kích của Israel nhằm vào Iran.

Cụ thể, đồng USD tăng 0,3% so với đồng yen của Nhật Bản lên 143,88 yen/USD và tăng 0,1% so với franc Thụy Sĩ lên 0,8110 franc/USD, chấm dứt chuỗi hai phiên giảm giá trước đó. Đồng euro giảm 0,4% xuống còn 1,1539 USD/euro, khép lại chuỗi bốn phiên tăng liên tiếp.

Giới phân tích cho rằng tình trạng leo thang căng thẳng giữa Israel và Iran là nhân tố chính thúc đẩy lực cầu đối với các tài sản “trú ẩn an toàn” như USD và vàng.

Sáng 13/6, truyền thông nhà nước Iran đưa tin Không quân Israel đã không kích nhiều mục tiêu quan trọng của Iran, trong đó có cơ sở làm giàu urani Natanz ở miền Trung nước này, khiến nhiều lãnh đạo quân sự thiệt mạng. Theo hãng thông tấn Fars, Iran đã tiến hành đợt không kích thứ ba vào sáng 14/6, theo giờ địa phương, tiếp theo sau hai loạt không kích được thực hiện trong đêm 13/6, nhằm đáp trả các cuộc tấn công của Israel nhắm đến các cơ sở hạt nhân và quân sự của Iran. 

Ông Jack Janasiewicz, nhà quản lý danh mục đầu tư tại công ty Quản lý Đầu tư Natixis (Mỹ), nhận định phản ứng ban đầu của thị trường là dễ hiểu, nhưng nhà đầu tư cần theo dõi sát thời gian kéo dài và mức độ leo thang của xung đột.

Mặc dù được hỗ trợ bởi yếu tố địa chính trị, nhưng đồng bạc xanh vẫn đối mặt với áp lực suy yếu, do lo ngại về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tính chung cả tuần, đồng USD giảm gần 1% so với đồng yen, ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 5/2025, và tiếp tục đi xuống tuần thứ hai liên tiếp so với đồng franc Thụy Sĩ.

Chuyên gia Juan Perez, Giám đốc giao dịch tại công ty Monex USA, cho biết trong bối cảnh bất ổn hiện nay, theo phản ứng tâm lý, USD và vàng vẫn là kênh trú ẩn phổ biến. Tuy nhiên, mối quan tâm chính của thị trường vẫn xoay quanh thuế quan và những rào cản đối với thương mại toàn cầu.

Trong khi đó, chỉ số USD  – thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ chủ chốt – tăng 0,5% lên 98,2, kết thúc chuỗi hai phiên giảm liên tiếp.

Đáng chú ý, một số dữ liệu kinh tế tích cực đã không tạo được ảnh hưởng lớn lên thị trường. Cụ thể, khảo sát của Đại học Michigan công bố cùng ngày cho thấy chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ trong tháng 6/2025 đạt 60,5, lần tăng đầu tiên sau nửa năm và cao hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế do hãng tin Reuters khảo sát.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Lạm phát của Nhật Bản chậm lại, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu của BoJ

Lạm phát lõi tại Nhật Bản đã hạ nhiệt trong tháng 6 do tác động tạm thời từ các khoản trợ cấp hóa đơn tiện ích, song vẫn duy trì trên mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), cho thấy áp lực giá cả vẫn còn dai dẳng và tiếp tục duy trì kỳ vọng của thị trường về khả năng BoJ tăng lãi suất thêm trong thời gian tới.

Tiếp tục đọc

Đồng USD hướng tới tuần tăng giá thứ hai liên tiếp nhờ kỳ vọng Fed chưa sớm giảm lãi suất

Đồng USD quay đầu giảm trở lại trong sáng thứ Sáu (18/7), song vẫn đang hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp so với các đồng tiền chủ chốt, được hỗ trợ bởi một số dữ liệu kinh tế của Mỹ đang củng cố quan điểm rằng Fed có thể chờ thêm một thời gian nữa trước khi cắt giảm lãi suất.

Tiếp tục đọc

Kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh dù đối mặt áp lực tái cơ cấu

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong quý II/2025 tạo đà cho Trung Quốc đạt được mục tiêu cả năm, nhưng quốc gia này vẫn đối mặt với sức ép tái cấu trúc.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay