Giá dầu châu Á ‘neo’ gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị

Giá dầu châu Á ‘neo’ gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị

Phiên 25/11, giá dầu châu Á tiếp tục dao động quanh mức cao nhất trong hai tuần, sau khi tăng 6% trong tuần trước, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran, làm dấy lên lo ngại về gián đoạn nguồn cung.

Giàn khoan dầu tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Khoảng 8 giờ 15 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 13 xu Mỹ (0,2%) lên 75,30 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 14 xu Mỹ (0,2%) lên 71,38 USD/thùng.

Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang.

Các nhà phân tích của ANZ nhận xét những diễn biến gần đây cho thấy chiến sự đã bước vào một giai đoạn mới nguy hiểm hơn, làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung.

Thêm vào đó, Iran đã phản ứng lại một nghị quyết của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) được thông qua hôm 21/11 khi ra lệnh kích hoạt một số máy ly tâm tiên tiến mới được sử dụng để làm giàu uranium.

Chiến lược gia hàng hóa Vivek Dhar tại Commonwealth Bank of Australia, nhận định sự chỉ trích của IAEA và phản ứng của Iran đã làm tăng khả năng chính quyền ông Donald Trump sẽ tìm cách áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Iran khi ông lên nắm quyền.

Ông Dhar cho biết việc thực thi các lệnh trừng phạt có thể làm giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày xuất khẩu dầu của Iran, tương đương khoảng 1% nguồn cung dầu toàn cầu.

Ngày 24/11, Bộ Ngoại giao Iran cho biết sẽ tổ chức các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi với ba cường quốc châu Âu vào ngày 29/11.

Các nhà đầu tư cũng đang tập trung vào nhu cầu dầu thô ngày càng tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã phục hồi trong tháng 11/2024 do giá thấp hơn thúc đẩy nhu cầu dự trữ, trong khi các nhà máy lọc dầu Ấn Độ đã tăng sản lượng dầu thô thêm 3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5,04 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2024 nhờ sự thúc đẩy từ hoạt động xuất khẩu nhiên liệu.

Minh Hằng/TTXVN (Theo Reuters)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Lạm phát của Nhật Bản chậm lại, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu của BoJ

Lạm phát lõi tại Nhật Bản đã hạ nhiệt trong tháng 6 do tác động tạm thời từ các khoản trợ cấp hóa đơn tiện ích, song vẫn duy trì trên mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), cho thấy áp lực giá cả vẫn còn dai dẳng và tiếp tục duy trì kỳ vọng của thị trường về khả năng BoJ tăng lãi suất thêm trong thời gian tới.

Tiếp tục đọc

Đồng USD hướng tới tuần tăng giá thứ hai liên tiếp nhờ kỳ vọng Fed chưa sớm giảm lãi suất

Đồng USD quay đầu giảm trở lại trong sáng thứ Sáu (18/7), song vẫn đang hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp so với các đồng tiền chủ chốt, được hỗ trợ bởi một số dữ liệu kinh tế của Mỹ đang củng cố quan điểm rằng Fed có thể chờ thêm một thời gian nữa trước khi cắt giảm lãi suất.

Tiếp tục đọc

Kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh dù đối mặt áp lực tái cơ cấu

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong quý II/2025 tạo đà cho Trung Quốc đạt được mục tiêu cả năm, nhưng quốc gia này vẫn đối mặt với sức ép tái cấu trúc.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay