Phát triển nhà ở và thị trường bất động sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Phát triển nhà ở và thị trường bất động sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đó là chủ đề của Hội thảo do Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) vừa tổ chức tại Hà Nội.

Tham dự hội thảo có TS Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng); TS Trần Hữu Hà, Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng); TS Lê Thị Bích Thuận, Tổng hội Xây dựng Việt Nam; cùng đại diện một số cục, vụ chức năng thuộc Bộ Xây dựng; đại diện một số tổ chức quốc tế và nhiều cán bộ, giảng viên, kiến trúc sư đến từ các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành xây dựng.

Hội thảo tiếp nối chuỗi tọa đàm “Nhà ở xã hội hướng tới phát triển đô thị bền vững”, mục tiêu chính của buổi hội thảo tập trung thảo luận về các chính sách, thực trạng, và giải pháp liên quan đến phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, chú trọng các mô hình nhà ở xã hội cho công nhân, nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội, tình hình thị trường bất động sản hiện nay, cũng như các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

TS Trần Hữu Hà, Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) phát biểu tại Hội thảo “Phát triển nhà ở và thị trường bất động sản Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”. 

Phát triển nhà ở và thị trường bất động sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động chia sẻ về một số điểm mới của Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26-7-2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. 

Phát triển nhà ở và thị trường bất động sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Các đại biểu chụp ảnh chung tại hội thảo. 

Bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính khác như: Thị trường tiền tệ, thị trường lao động…Hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng thu ngân sách và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội đối với một quốc gia. Tuy nhiên, phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, vướng mắc, đòi hỏi những giải pháp cải thiện nhằm giúp thị trường phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Trần Hữu Hà, Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị nhấn mạnh: Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị là đơn vị hàng đầu của Bộ Xây dựng chuyên đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Xây dựng, hiện nay, Học viện đang tiếp tục đóng góp vai trò to lớn của mình trong công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành Xây dựng và các địa phương trong cả nước, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển kinh tế đất nước cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng.

TS Trần Hữu Hà nhấn mạnh, về lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản, vừa qua Chính phủ đã ra một số văn bản pháp luật hết sức quan trọng như Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, đã được Quốc hội thông qua ngày 27-11-2023 hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025. Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết và chính sách về phát triển nhà ở xã hội, như. Luật Nhà ở 2023 bổ sung 2 mô hình nhà ở là nhà ở công nhân và nhà ở cho lực lượng vũ trang và một số luật khác có liên quan…

Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 5-1-2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 trong đó tại Mục 5, điểm G nêu rõ: Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; tập trung triển khai nhanh, hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”,… và một số Thông tư hướng dẫn góp phần quan trọng trong chính sách phát triển về Nhà ở và thị trường bất động sản hiện nay.

Tại Hội thảo, đồng chí Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản khẳng định trong nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia đã tập trung thảo luận về các chính sách, thực trạng, và giải pháp liên quan đến phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp.

Các ý kiến đóng góp tại Hội thảo này sẽ được tổng hợp, đề xuất với các cơ quan chức năng của Bộ Xây dựng nhằm hoàn thiện chính sách cũng như thúc đẩy lĩnh vực Nhà ở và thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Tin, ảnh: LÊ HẢO

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Vietcombank Quảng Ngãi đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, có giai đoạn Vietcombank Quảng Ngãi gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Thế nhưng, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, Vietcombank Quảng Ngãi cũng luôn đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tiếp tục đọc

Trọn bộ lãi suất Vietcombank: Gửi 200 triệu nhận lãi ra sao

Lãi suất Vietcombank luôn nhận được sự quan tâm lớn. Dưới đây là thông tin chi tiết về biểu lãi suất mới nhất được Vietcombank công bố ngày 4.12.2024.

Tiếp tục đọc

Vinhomes chính thức giảm vốn điều lệ sau thương vụ mua cổ phiếu quỹ lớn nhất lịch sử

Sau khi giảm vốn điều lệ, Vinhomes vẫn là doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam với giá trị vốn hóa gần 165.000 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay