BÀI VIẾT SỐ 6 – SIÊU CƯỜNG MỸ

BÀI VIẾT SỐ 6 – SIÊU CƯỜNG MỸ

Giới thiệu các bạn Bài viết số 6 – Siêu cường Mỹ tiếp theo trong loạt bài 8 bài viết lược sử thịnh vượng của các cường quốc thống trị trên góc nhìn 3 cực Phương Tây (bao gồm Mỹ) Trung Quốc và Việt Nam. Mang tới cái nhìn khái quát về kinh tế – lịch sử – công nghệ nắm bắt vận hội dựa trên sự hiểu biết về Thiên thời – Địa lợi – Nhân Hòa của mỗi người đi tìm kiếm sự thịnh vượng. Sự thịnh vượng của mỗi cá nhân – gia đình – công ty/tổ chức – cộng đồng suy cho cùng đều nằm trong sự thịnh vượng chung của quốc gia – của dân tộc.

Loạt bài viết này có 6 bài khái quát tiến trình trở lên hùng cường thành kẻ thống trị lần lượt của 6 cường quốc trong lịch sử Tư Bản : Bồ Đào Nha -> Tây Ban Nha -> Hà Lan -> Pháp -> Anh -> Mỹ và thời gian tương ứng đồng tiền của mỗi quốc gia này được dùng làm tiền ngoại tệ dự trữ của các quốc gia khác. Một bài về thách thức từ câu hỏi liệu có là siêu cường thứ 7 – Trung Quốc, bài cuối – bài số 8 cơ hội góc nhìn từ Việt Nam trong thời khắc của những sự kiện lịch sử.

Nước Mỹ xuất phát điểm từ vùng đất là thuộc địa của người Anh tại Bắc Mỹ từ năm 1600 bị kìm kẹp bởi các ông chủ lớn lâu đời người Anh tại mẫu quốc không cho sản xuất nhiều sắt thép, chế tạo súng ống, sự chủ động về lập các ngân hàng, phát hành tài chính tiền tệ, phải chịu sự quản lý, áp đặt luật pháp, thuế khóa quan liêu xuyên qua Đại Tây Dương với hệ thống truyền thông bằng thư tín cổ điển không chính xác, không kịp thời tạo tiền đề cho giới tư sản ngày một đông lên tại vùng đất này muốn thoát ảnh hưởng khỏi Hoàng Gia Anh.

Sự áp đặt luật với vùng đất mà ở đó giới tư sản ở Mỹ không có đại diện nào bảo vệ quyền lợi trong nghị viện đã đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm trong năm 1776, Adam Smith trong “Của cải các dân tộc” viết về hạn chế áp đặt cấm của Hoàng gia Anh : “Đó là một sự vi phạm trắng trợn những quyền thiêng liêng nhất của loài người”.

Cùng năm đó Washington lãnh đạo giới tư sản Mỹ giành độc lập từ Anh, với nền tảng giá trị NIỀM TIN lớn nhất là TỰ DO, thay thế cho niềm tin THẦN QUYỀN có từ tời Lưỡng Hà, Pharaon, La Mã cổ đại mà hiện thân là Hoàng gia Anh đang áp bức người dân Mỹ, cụ thể là giới tư sản đang sinh sống tại Mỹ. Và giới Tư sản Mỹ lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng thuộc địa đầu tiên trên thế giới để bảo vệ giá trị tự do của con người, mang quyền mưu cầu hạnh phúc – thịnh vượng tới toàn dân Mỹ.

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”  George Washington.

Giá trị niềm tin xây trên tự do tiếp tục thực thi sứ mệnh của nó là giải phóng nô lệ, mang đến tự do, công việc mới cho nô lệ da đen đang chủ yếu làm trong các trang tại nông nghiệp trồng bông, mía đường, lúa mì v.v. tại miền Nam.

Bản chất là giới tư sản ở phía bắc nước Mỹ với các công nghệ mới đang lên như luyện thép, dầu khí, hóa dầu, chế tạo vũ khí v.v phát triển nhanh rất thiếu nhân công. Thời điểm nội chiến 1861, bằng đồng tiền Dollar xanh in có kiểm soát cùng sản lượng vũ khí miền Bắc (nơi tập trung nhiều nhà máy) gấp 32 lần sản lượng miền Nam (nơi tập trung nhiều nông trại). Điều đó dẫn tới kết quả là phe miền Nam, mặc dù được hỗ trợ nhiều bởi các ông chủ ngân hàng người Anh thông qua mua trái phiếu bông, rốt cục vẫn thất bại.

Người Pháp tặng cho người Mỹ bức tượng thần Tự Do năm 1886 đại diện cho lá cờ – ngọn đuốc biểu thị niềm tin mới của giá trị TỰ DO thu hút tinh hoa Châu Âu hội tụ. Nếu như niềm tin thần quyền làm con người ta cam chịu làm thần dân ngoan ngoãn, hy sinh sức khỏe, của cải bản thân, thậm chí tính mạng để tạo lên những kim tự tháp, lâu đài kỳ vĩ cho giới cầm quyền. Thì nay, niềm tin Tự do – Bình Đẳng – Bác Ái tạo niềm tin vào giá trị mới của giới Tư Sản đó chính là TỰ DO, một cách hiểu khác chính là quyền sống, quyền Vị kỷ cá nhân là lòng tham, là động cơ thúc đẩy phát kiến mới để tìm đến sự giầu có, tìm đến GIẤC MƠ MỸ.

Nước Anh thống trị thế giới trong toàn bộ thế kỷ 19 bắt nguồn từ ưu đãi địa lý thuận lợi có nhiều mỏ than đã tạo ra máy cán luyện cán thép bằng than cốc và máy cán hơi nước tốt nhất đầu tiên thế giới để từ đó có đại bác vượt trội cho hạm đội – thống lĩnh đại dương. Từ chỗ kém may mắn chậm chân khai thác thuộc địa giầu có, phải làm công xưởng ngành dệt may – từ đó áp lực cải tiến ngành ngành dệt may quy mô lớn đã phát kiến ra động cơ hơi nước – động lực cho CMCN lần thứ 1.

Nhưng tới những năm cuối thế kỷ 19, với sự ra đời của năng lượng điện, nước Anh bàng quang – các ông chủ cung cấp khí ga lâu đời đang ngồi trên nguồn lợi cố hữu bấy lâu (nhưng đã lạc hậu) của Anh ngăn cản sự sự phát triển của mạng lưới điện và đèn điện. Ban đầu do đèn điện mới lắp thương mại của Edison chỉ dùng được 40 giờ lại phải thay mới dường như chỉ là trò cười về sản phẩm kém chất lượng cho các ông chủ người Anh. Tuy nhiên Edison, Tesla, Bell, Morgan, Rokefeller v.v. đã đưa nước Mỹ tiến nhanh vào CMCN lần thứ 2.

CMCN lần thứ 2 dưới ánh sáng của nữ thần Tự do, giá trị nền tảng đại diện cho nền dân chủ tự do khuyến khích mỗi cá nhân không phân biệt màu da, chủng tộc làm việc – sáng tạo, tự do khởi nghiệp, tự do kinh doanh, tự do phá sản – thực hiện giấc mơ Mỹ, yêu nước Mỹ mãnh liệt.

Năng suất trong sản xuất của Mỹ đã vượt Anh trong những năm 1820, bằng nhiều sáng tạo vượt trội nhưng cũng nhiều quy kết buộc tội là đánh cắp công nghệ luyện thép, dệt may và nhuộm v.v của Anh ở thời kỳ đầu phát triển, để sao chép, bắt chước và quan trọng nhất là cải tiến để rồi vượt qua. Đến năm 1870, Mỹ đã là nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nguyên nhân chính cuộc CMCN lần thứ 2 nước Mỹ, Đức và Liên Xô đã vượt lên trên Anh trong công nghệ điện. Điện phân lại giúp cho việc nghiên cứu và đột phá quan trọng trong ngành hóa học, tạo ra các hợp chất dung môi phục vụ cho luyện thép, chế tác kim khí, vật liệu mới. Chế tác kim khí tốt lại tạo ra tiền đề chế tác động cơ đốt trong bền bỉ hơn. Trong giai đoạn thế chiến 1 và 2, một nước Đức thống nhất đã đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học, đặc biệt Đức là cường quốc số 1 về hóa học, vật lý hiện đại với nhiều nhà khoa học được đặt tên cho các định luật, công thức khoa học.

Một nền khoa học tốt kế nó lại cung cấp các phương thức mới cho một nền sản xuất ngày càng tạo nhiều giá trị, các doanh nghiệp không ngừng gia tăng. Hệ quả lại tạo động lực cho một khu vực ngân hàng mở rộng tinh tế hỗ trợ tái phân phối nguồn vốn hợp lý kích phát kinh doanh và nghiên cứu khoa học. Vòng xoay tăng trưởng cao cứ thế quay nhanh tạo ra một nước Đức – cường quốc phương Tây muộn màng – trỗi dậy mạnh mẽ muốn phân chia lại thế giới thuộc địa đã đánh bại Pháp năm 1870 khơi mào 2 cuộc thế chiến 1 và 2 ở Châu Âu.

Bằng con đường cổ súy dân tộc cực đoan, đổ lỗi vào người Do Thái, tập trung sức mạnh dân tộc nhằm đưa nước Đức thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1930, Hiller chuẩn bị cho chiến tranh thế giới lần 2, lại là động lực đầu tư mạnh cho sản xuất phục hồi lại nền công nghiệp và kinh tế Mỹ, giúp Mỹ đóng vai trò công xưởng thế giới, cùng với Đức – quốc gia dẫn dắt CMCN lần thứ 2.

Nước Đức sau này tuy đã thất bại, nhưng toàn bộ Châu Âu cũng thất bại bởi lẽ họ – nền sản xuất công nghiệp bị chiến tranh bị tàn phá biến các nước này thành các con nợ lớn, còn nước Mỹ thì không. Và không bỏ lỡ cơ hội thế kỷ của mình – ngư ông đắc lợi  nhanh chóng chớp lấy cơ hội làm ông chủ tài chính và kiểm soát nền sản xuất toàn cầu (vị trí của nước Anh trước đó) sản xuất hàng hóa, vũ khí cung cấp cho 2 cuộc chiến.

Ngọn đuốc thế giới TỰ DO tỏa sáng đi qua 2 cuộc chiến lại tiếp tục thu hút nhiều người dân Châu Âu chạy loạn suốt thời gian thế chiến mang tiền, tri thức, tay nghề lao động tới xây dựng giấc mơ Mỹ. Công cụ chủ lực của chiến tranh là đại bác, súng bằng thép tốt nằm trên bốn bánh cao su, chạy bằng xăng dầu đã tạo lên đế chế dầu mỏ Rockefeller.

Đế chế tài chính Morgan đã tạo ra những tập đoàn hàng đầu nước Mỹ như GE, US Steel, AT&T. Trung tâm của phương Tây cũ là các quốc gia quanh eo biển Manche và Địa Trung Hải đã chuyển sang bên kia bờ Đại Tây Dương, đó chính là nước Mỹ ở thế kỷ 20.

Đầu thế kỷ 20, một nền kinh tế khan khiếm lao động so với các quốc gia Châu Âu, người Mỹ đã phát minh ra tiêu chuẩn hóa lao động, các chi tiết máy móc, nhà cửa, công trình có thể sử dụng hoán chuyển cho nhau, dây chuyền sản xuất công nghiệp các chi tiết nhỏ tinh vi nhất. Đặc biệt trong ngành ô tô, Model T của Ford với 10.000 chiếc sản xuất một lô như 1 (15 triệu chiếc xuất xưởng 1908-1927) đã biến một đồ vật được coi là đặc quyền của số ít đã đến với mọi nhà người dân trung lưu Mỹ, biểu tượng thành quả đỉnh cao đầu tiên của CNTB Mỹ.

Các nguyên tắc của Ford đã trở thành cơ sở cho ngành chế tạo ô tô của Mỹ và lan sang nhiều ngành khác. Công nghiệp ô tô Mỹ trở thành cánh chim đầu đàn của thế giới : nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất, nhà tạo ra thị hiếu và dẫn dắt phong cách, nhà sản xuất hàng loạt với những thùng chứa đầy TỰ DO và tình yêu – các sản phẩm tiêu dùng mới như điện thoại, điều hòa, đồ gia dụng v.v. đáp ứng khát vọng về cuộc sống thịnh vượng của mỗi gia đình.

Một xã hội sản xuất công nghiệp thực thụ do nước Mỹ tạo ra, tới lượt nó thúc đẩy các biện pháp, lý thuyết kinh doanh mới trong tiếp thị hiện đại : mua trả góp, tín dụng tiêu dùng. Tiêu thụ hàng loạt tạo ra thế giới hiện đại hôm nay – một xã hội tiêu thụ –  với chủ nghĩa tiêu thụ nữa, tiêu thụ mãi và dường như không thể thỏa mãn trong lòng tham vô đáy của con người.

GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHỒN THỊNH 1950-1980 VỚI KẾ HOẠCH TOÀN CẦU HÓA

Trở thành chủ nợ của nhiều quốc gia phương Tây hậu chiến tranh thế giới thứ 2, biến Mỹ thành siêu cường lãnh đạo phe đồng minh chiến thắng phát xít – đóng vai trò ông chủ của nhiều ông chủ Châu Âu cũ. Thông qua kế hoạch Marsall phục hồi các nước kẻ thù nay là đồng minh như Nhật, Tây Đức và kế hoạch Toàn Cầu Hóa – phiên bản mới của chủ nghĩa TỰ DO sau chiến tranh, nước Mỹ đã lãnh đạo thế giới Phương Tây và đồng minh mang tự do thương mại, thịnh vượng kinh tế tới các khu vực trong khối liên minh phương Tây TBCN, đối đầu với khối XHCN – đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc.

Có thể thấy kinh tế Mỹ phát triển rực rỡ nhất giai đoạn 50-80, hưởng thành quả lãnh đạo liên minh, dẫn dắt công nghiệp, tài chính toàn cầu hậu chiến tranh thế giới thứ II. Và ở kế hoạch TOÀN CẦU HÓA, dòng vốn – đồng tiền của nước siêu cường được làm mỏ neo – bản vị (ngầm có giá trị tương đương vàng, không áp theo vàng thì áp theo dầu, và dầu lại do Mỹ chi phối bằng liên minh quân sự) – thông qua các quy chế 7 định chế tài chính toàn cầu lãnh đạo bởi Mỹ. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mới thông qua điện báo, điện thoại, radio, tivi v.v. đầu thế kỷ 20, Mỹ đã tạo ra một đế chế liên minh Phương Tây 2 bên bờ Đại Tây Dương.

TỰ DO phát kiến, tự do làm giầu, giải phóng quyền con người, mở ra vùng tự do sáng tạo đã giúp Mỹ tiếp tục cùng Nhật Bản, Tây Đức dẫn đầu cuộc CMCN thứ 3 khoảng đầu thập niên 60, lãnh đạo CNTB đã tiến hóa, phát triển công nghệ chất bán dẫn, máy tính cá nhân, siêu máy tính thập niên 80. CNTB hiện đại thế kỷ 20 giải quyết vấn đề an sinh xã hội, thích nghi, tồn tại, và phát triển thông qua hệ thống sản xuất, phân phối vật chất hàng hóa, dịch vụ khổng lồ, lấp đầy cái dạ dày, thỏa mãn mọi ham muốn của con người, và chinh phục lại thế giới, làm sụp đổ CNXH tại Liên Xô năm 1991.

Thập niên 90 với sự ra đời và lan tỏa của CNTT, tự động hóa sản xuất và Internet. Đặc biệt là việc phát minh ra Internet giống như công nghệ in con lăn ở thế kỷ 16 tạo ra cách mạng lan truyền trao đổi tri thức ở thời kỳ khai sáng tạo tiền đề cho CMCN thứ 4 – KỶ NGUYÊN SỐ (kỷ nguyên 4.0). Nhưng ở thập niên này đã xuất hiện Trung Quốc, một tay chơi mới tham gia vào nhóm các nước dẫn đầu CMCN mới.

Rồi khi áp đảo khối XHCN về quyền tự do con người, đóng vai trò công xưởng sản xuất thống lĩnh địa cầu trở thành kẻ thống trị, nền tảng TỰ DO một lần nữa tiến hóa thành các giá trị DÂN CHỦ phổ quát theo tiêu chuẩn VĂN MINH MỸ đồng hành cùng chiến lược được chứng minh là xu thế không thể đảo ngược – TOÀN CẦU HÓA, mang đến phát triển kinh tế phồn thịnh cho các quốc gia còn kém phát triển, các nước XHCN áp đặt con người theo khuôn mẫu thiếu DÂN CHỦ – tức không có TỰ DO.

Dòng vốn Mỹ, giá trị Mỹ đã mang đến sự thịnh vượng thần kỳ cho Nhật Bản, CHLB Đức và các quốc gia đồng minh những năm 50-70, sự phát triển ngoạn mục của Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore những năm 70-90, cuối cùng là Trung Quốc những năm 80-2000. Nước Mỹ, giá trị Mỹ, văn hóa Mỹ, đồng vốn Mỹ được khát khao chào đón ở nhiều quốc gia, và Mỹ là đầu tầu của đoàn tàu các quốc gia thịnh vượng.

NƯỚC MỸ THƯỜNG XUYÊN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỪ SAU THẬP NIÊN 1980. KHỦNG HOẢNG NGHIÊM TRỌNG NĂM 2008.

Tuy nhiên với bản chất vốn có của CNTB : lòng tham tạo ra tín dụng, tín dụng tạo ra đầu tư, đầu tư tạo ra bong bóng, bong bóng vỡ lại gây ra khủng hoảng. Liên tiếp ở các năm: “khủng hoảng tiết kiệm và cho vay 1980”; “thứ 2 đen tối 1987”; gián tiếp gây ra “khủng hoảng tài chính châu Á 1997”; “vỡ bong bóng dot com 2000”; đặc biệt là khủng hoảng tài chính vỡ bong bóng nợ dưới chuẩn nhà đất tại Mỹ lan ra toàn cầu năm 2008 đã làm suy yếu lung lay giá trị nền tảng tiền tệ mang màu sắc Mỹ – PetroDollar.

Và người châu Á đặc biệt Nhật, Hàn, Singapore, Thái Lan v.v cũng không quên những mất mát về năng lực kinh tế, chủ quyền quốc gia trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Có thể thấy số năm trung bình của một chu kỳ sẽ diễn ra khủng hoảng tài chính nhỏ là 5 năm, đại suy thoái trung bình là 10 năm, theo cách gọi của các nhà kinh tế : là khoảng thời gian kết thúc một chu kỳ nợ dài hạn dẫn dắt bởi lòng tham – TỰ DO tối ưu lợi nhuận của các chủ tài phiệt tài chính ngân hàng, và đại số đông với thói quyen vay nợ tiêu thụ vô độ của chính người dân – đại diện cho chủ nghĩa tiêu thụ ủng hộ cho lòng tham đó .

Các cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy ra, trả lời cho câu hỏi tại sao các bong bóng chứng khoán tài chính không thể lường trước hay ngăn chặn?

Để có câu hỏi khả dĩ, chúng ta tìm về nguồn cội của xương sống hệ thống tài chính hiện tại dựa trên đồng đô la Mỹ : Hệ thống Bretton Woods do nhà kinh tế học Keynes – kiến trúc sư chủ chốt xây dựng năm 1944, ngay thềm trước kết thúc chiến tranh Thế Giới 2 lập ra trật tự tài chính thế giới mới.

Trong trật tự mới này, thương mại sẽ được tự do hóa ngày càng mạnh, song những hạn chế các luồng di chuyển vốn được giữ nguyên (cá nhân – tổ chức không tự ý mang ngoại tế lớn qua biên giới), các tỷ giá hối đoái sẽ được giữ cố định giống như thời bản vị vàng, nhưng bây giờ cái neo – một đồng tiền dự trữ quốc tế – sẽ phải là đồng Dollar chứ không phải vàng.

Để thực tế hóa kế hoạch này Mỹ đễ xuất thành lập Quỹ tiền tệ IMF và Ngân hàng thế giới, do Mỹ lãnh đạo và chi phối điều tiết tỷ giá trao đổi ngoại tệ và cấp vốn tái thiết cho các quốc gia bị tàn phá. Dần dần, viện trợ – đồng vốn của Mỹ đi kèm với các điều kiện chính trị, quân sự đương nhiên là có lợi nhất cho Mỹ. Thậm chí đã biến thành những cái bẫy tài chính đối với các quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển như Parama, Ecuador, Colombia, các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan v.v.

Tới năm 1971 dưới áp lực của đồng minh, Mỹ đã cắt đứt mối liên hệ quy đổi Dollar sang vàng (bản vị vàng) dưới thời Nixon. Nhưng hậu chiến tranh Arap năm 1973, Mỹ đã “ép” thỏa thuận được với các nước sản xuất dầu mỏ OPEC giao dịch bằng đồng Dollar – chính thức đưa đồng Dollar dựa trên bản vị dầu mỏ – nơi Mỹ nắm quyền lực chi phối là đồng minh bảo trợ, chiếc ô an ninh của các nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất.

Chính thức từ đây đồng Dollar được đặt trên bản vị dầu. Cùng năm đó thành lập hệ thống SWIFT (Hiệp hội viễn thông tài chính lên ngân hàng Toàn Cầu), ngày nay xử lý hết các giao dịch chuyển tiền quốc tế giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính bằng đồng Dollar tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.

Từ năm 1974 tới nay các chuẩn mực hiệp định Basel 1-2-3 của cùng với do Mỹ và phương Tây lãnh đạo quy định các chuẩn mực thế giới tài chính hiện đại Và IMF và World Bank vẫn tiếp tục như 2 viên cảnh sát không vũ trang tài chính của chủ nghĩa đế quốc Mỹ kiểu mới dưới dạng toàn cầu hóa – NHÂN DANH CHO THƯƠNG MẠI TỰ DO – thông qua lãnh đạo tổ chức thương mại thế giới WTO. Và nước Mỹ vẫn đang là nước duy nhất có quyền in ra loại tiền làm công cụ dự trữ và giao dịch chủ yếu của thế giới. Nước Mỹ và FED đã sử dụng ưu thế này để thao túng nền tài chính toàn cầu.

CHỦ NGHĨA TRỌNG TIỀN & FDI – CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI – THỨ GIÚP NƯỚC MỸ TỐI ĐA LỢI NHUẬN. 

Như mình cùng các bạn đi từ Bài viết số 1, đế quốc châu Âu ở nước ngoài bắt đầu từ Bồ Đào Nha ở Thế kỷ 15 với các quần đảo Đại Tây Dương và các phân Bắc Phi, kế tiếp là Tây Ban Nha tìm ra Châu Mỹ, Bồ Đào Nha và Hà Lan mở rộng phạm vi ra Châu Á và Đông Nam Á. Các đế quốc tiếp theo như Anh, Pháp, Đức theo chân và hạm đội Châu Âu cùng thương thuyền phủ bóng toàn cầu bằng chủ nghĩa Đế quốc thực dân khai thác thuộc địa tàn nhẫn đã kết thúc ở nửa đầu thế kỷ 20 sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. Đại diện cho chủ nghĩa đế quốc sơ khai chính là chủ nghĩa trọng thương như mình đã phân tích ở phần viết về đế quốc Hà Lan.

Các học giả phương Tây đều cho rằng chủ nghĩa đế quốc thực dân đã hết, kể cả chủ nghĩa đế quốc cũng đã kết thúc (tất nhiên nếu họ biết nó vẫn còn tồn tại theo một hình thái mới thì họ cũng sẽ không nói ra). Nhưng bản chất không phải vậy, theo mình, chủ nghĩa đế quốc bóc lột sơ khai đã kết thúc nhưng chủ nghĩa bóc lột tinh vi – hiện đại đã lên ngôi đó chính là chủ nghĩa trọng tiền – bóc lột thông qua thao túng dòng tiền.

Bởi lẽ theo định nghĩa chủ nghĩa đế quốc được nhiều người công nhận đó chính là : “Hệ thống – nguyên tắc hay tinh thần – chuẩn mực pháp lý do nước siêu cường kiến lập và lãnh đạo; và là sự theo đuổi đế quốc – sự thống trị của một nước này với một nước khác”.

5000 năm lịch sử loài người, đế quốc trỗi dậy khi quốc gia trỗi dậy, đế quốc này mạnh hơn đế quốc kia, các quốc gia nhỏ bé hơn phải tìm cách tự cường để giảm bớt / không bị đế quốc áp đặt – chi phối.

Chức năng hữu ích nhất của các nước bị áp đặt luật lệ (phụ thuộc) – muốn có vốn thì phải theo luật – nặng hơn là phụ thuộc chính trị, là cung cấp cho nước siêu cường một thị trường sẵn sàng để vận hành và duy trì nền công nghiệp sản xuất của họ – điển hình là hệ thống doanh nghiệp FDI.

Các nước kém phát triển phụ thuộc vào dòng vốn cho vay bởi đồng tiền dự trữ quốc tế – họ có quyền in ra bằng giấy, tạo ra bằng số hóa điện tử và điều phối – thao túng tiền tệ, tài sản, các chỉ số kinh tế vĩ mô, bòn rút tài nguyên quốc gia đó, tối đa hóa lợi nhuận, bất chấp mọi chi phí về môi trường xã hội. Từ đó cung cấp cho cư dân của nước siêu cường – bất kể là nhà công nghiệp, công nhân, hay người tiêu dùng – nhiều lợi nhuận thông qua đầu tư thông qua thị trường tài chính lãnh đạo bởi các ông chủ tài phiệt lâu đời của Tư bản Phương Tây – tập trung chủ yếu ở phố Wall và London.

Kiến súc sư trưởng của Chủ nghĩa trọng tiền Mỹ là Alan Greenspan chủ tịch FED trong thời gian kỷ lục dài nhất 19 năm từ năm 1987 tới năm 2006 dẫn dắt các đời tổng thống Reagan, Bush cha, Clinton, Bush con định hướng chính sách tiền tệ thao túng nhiều nước Mỹ La tinh, Trung Á, thậm chí là Đông Á như Nhật Bản bong bóng nhà đất trong thập niên 90, làm sụp đổ tài chính các nước châu Á 1997, khiến Nhật Bản vĩnh viễn không còn là đổi thủ tiềm tàng của nền kinh tế Mỹ. Thậm chí thông qua chính sách cho vay quá sức rồi thôn tính, đánh đổ quốc gia, biến thành thành chư hầu phụ thuộc như ở Ecuador và Panama v.v. Và chính công trình tài chính, chính sách tiền tệ, chứng khoán phái sinh mà Alan Greenspan khẳng định là hoàn toàn ưu việt, đã tạo tiền đề gây ra đại khủng hoảng 2008.

Trong quá khứ chủ nghĩa đế quốc sơ khai thể hiện rõ là người dân nước thuộc địa bị bóc lột sức lao động, thậm chí tài sản của họ. Trong thời điểm hiện tại, chủ nghĩa đế quốc đại diện cho Toàn Cầu Hóa hoặc kế hoạch “cùng chung khối thịnh vượng” và đã khoác lên vỏ bọc mới. Nhiều đất nước khi suy kiệt kinh tế , thành dân tộc nhược tiểu hoặc chính quyền bị nước ngoài thao túng – thì chỉ tự do trên danh nghĩa, và vẫn bị ràng buộc bởi những kẻ khai thác – các ông chủ nước ngoài, thông qua các mối quan hệ vô hình về thương mại bất bình đẳng và phụ thuộc.

Tuy nhiên Mỹ là bậc thầy về ảnh hưởng mang đến hào quang thịnh vượng của “đế quốc hiện đại” – tiến hóa ở mức cao hơn – khi họ sẵn lòng đầu tư, chia sẻ công nghệ ở mức cao vào các xã hội, quốc gia đối tác kém phát triển hơn.

Đặc biệt các nước bị Mỹ khuất phục, hay thuộc khối liên minh sau chiến tranh như Nhật, Hàn, Đài Loan đã có sự phát triển thần kỳ những năm 1950-1990 làm những nước này có tốc độ tăng trưởng hàng năm trên đầu người còn vượt các nước tiên tiến thời điểm đó. Và khi hầu hết các tập đoàn công nghiệp của Mỹ và đồng minh đã thống trị địa cầu ở thập niên 80-2000, cũng là thời gian huy hoàng nhất của đại đã số dân chúng Mỹ. Từ kẻ thống trị – đại diện cho chủ nghĩa trọng thương sản xuất và thương mại tới chủ nghĩa trọng tiền cung cấp vốn, chi phối thế giới.

Mặt trái quả toàn cầu hóa với các quốc gia thiếu tỉnh táo, quản trị kém là : Chủ nghĩa trọng tiền – cùng hệ thống nhà máy & công nghệ FDI chảy rót vào các nước chậm phát triển hút nhân công, tài nguyên, biến một thế hệ dân số vàng trong 4 bức tường nhà máy, để lại môi trường ô nhiễm, bị tàn phá – tổn thương sức khỏe toàn dân và một gánh nặng an sinh xã hội có thể 20 -30 năm sau mới gánh chịu hậu quả.

Nhập khẩu giá trị dân chủ kiểu Mỹ khi chưa đủ hạ tầng nền tảng cần thiết về văn hóa nhận thức, dân trí, khiến mâu thuẫn xã hội phân tầng sâu sắc mất ổn định, chia rẽ thành các tập đoàn lợi ích hay cát cứ địa phương như các nước Columbia, Mexico, Braxin, Ấn Độ, Thái, Philippines v.v, không thể thống nhất dân tộc toàn dân để cách tân kinh tế, hay quản trị xã hội. Điều này thể hiện rất rõ ở khủng hoảng covid vừa qua tại các nước này.

Rõ ràng giá trị DÂN CHỦ PHỔ QUÁT theo cách Mỹ chống chỉ định với nhiều nền kinh tế có văn hóa khác biệt, đặc biệt với các nước nghèo chưa qua phát triển qua giai đoạn công nghiệp – có kỷ luật công nghiệp & văn minh dân sự. 40 năm qua, trước thực tế nhiều quốc gia áp dụng dân chủ thất bại, giá trị Mỹ đã hoàn toàn bị lung lay – thực trạng giống như khủng hoảng của thế giới tư bản hậu khủng hoảng 1930, dẫn đến sự lên ngôi của CNXH thời gian đó.

TỪ SAU NĂM 1980 TỰ DO THAO TÚNG TIỀN TỆ THÔNG QUA ĐẦU TƯ VỐN VÀ FDI SANG TRUNG QUỐC. NỀN TÀI CHÍNH THAM LAM “QUÁ LỚN ĐỂ SỤP ĐỔ” VẮT KIỆT TIẾT KIỆM NGƯỜI DÂN MỸ TẠO RA BẤT BÌNH ĐẲNG, MÂU THUẪN SẮC TỘC VÀ XÓI MÒN NỀN TẢNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA “TỰ DO”.

Điều gì đang xảy ra ở Mỹ ở cuối thế kỷ 20 và đầu 21, đó là nước Mỹ giành thắng lợi trong chiến tranh lạnh với sự sụp đổ của Lên Xô năm 1991, khẳng định vị trí siêu cường số 1, tuy vẫn duy trì giầu có số 1 thế giới – thể hiện tầng lớp siêu giầu vẫn nắm giữ đa phần tài sản thế giới.

Nhưng tình trạng giới trung lưu bị thu hẹp mạnh do các ngành sản xuất trong nước bị thu hẹp, suy yếu trước sự cạnh tranh của nước ngoài. Hậu quả của 40 năm chuyển hết sản xuất hàng hóa chủ yếu sang Trung Quốc. Doanh nghiệp Mỹ sa thải lao động dôi dư, hoặc tuyển dụng lao động nhập cư thấp hơn tạo sức hút cho nhập cư trái phép từ các nước Nam Mỹ đang bất ổn chính trị.

Lượng người nhập cư nghèo cứ tiếp tục đổ vào nước Mỹ cướp đi công việc của, công dân lâu đời hạng 1, cư dân thẻ xanh lại càng gia tăng mâu thuẫn xã hội đã âm ỷ vốn có bởi mâu thuẫn thu nhập, sắc tộc. Giờ nền kinh tế Mỹ chủ yếu là các tập đoàn tài chính “siêu to – siêu khổng lồ”, “không thể sụp đổ”, và các tập đoàn công nghệ “Big4tech ngỗ ngược” khó bảo, khó dạy giỗ đưa cả nước Mỹ và các nước mở cửa kinh tế với Mỹ vào “cuộc chơi đầu tư” những “siêu Server Game tài chính khổng lồ” của đầu tư chứng khoán tài chính, quản lý items tài sản, tiền ảo, FOREX v.v. đã bị thổi phồng, không tạo ra giá trị vật chất, tinh thần cho nhân loại.

Nước Mỹ bước vào kỷ nguyên 4.0 dựa trên nền tảng TỰ DO là nơi cư ngụ của “các quốc gia khủng bố tí hon” có nguồn gốc Ả Rập, nơi ươm mầm những ”trùm truyền thông cá nhân” tạo ra làn sóng mới của lừa lọc, tin giả và thế giới ngầm phản lại các giá trị quyền con người – đại diện cho nền dân chủ, tức khái niệm phổ quát về triết học Mỹ dựa trên nền tảng Tự Do.

Nguyên nhân chính là gì?

Đa phần những doanh nghiệp thịnh vượng của “thời kỳ vàng son 1950-1980” đã biến mất, hoặc sống dật dẹo bởi bảo hộ, hỗ trợ từ chính phủ. Các công chủ giờ đây bị tụt xuống hạng trung, còn đa phần người làm công kỹ sư – đại diện cho tầng lớp trung lưu trước đây thì thất nghiệp và tâm lý sống nhờ trợ cấp chính phủ đã len lỏi sâu rộng trong xã hội Mỹ, làm xói mòn sự tự lực, sức sáng tạo.

Và khi được phát tiền cứu trợ thì họ lại nhanh chóng đốt tiền vào thị trường chứng khoán, các sản phẩm đầu tư tài chính phái sinh v.v. của một nền kinh tế dựa vào Tư bản tài chính là chủ yếu. Cơ cấu nghề nghiệp của Mỹ trong 3 thập niên trở lại đây di chuyển hầu hết sang ngành tài chính – nơi hội tụ nhiều bộ óc hàng đầu.

Nguồn chất xám này thay vì hoạt động ở những khu vực khác, tạo phát kiến khoa học tạo giá trị thì họ tạo ra đủ loại sản phẩm tài chính tinh vi đưa người vay – người đầu tư ham lợi nhuận, kém hiểu biết sa vào bẫy. Kết qua là tỷ lệ tạo ra thặng dư kinh tế, sản xuất giá trị / trên đồng vốn toàn cầu ngày càng thấp; nhưng tạo ra tài sản / Giá tiền ngày càng cao, đã làm phần đông người Mỹ hoàn toàn mất sức mạnh.

Bởi lòng tham không đáy khi giới Tư bản tài chính Mỹ xuất khẩu tư bản, thao túng tiền tệ, chuyển sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt tại Trung Quốc thì đem lại lợi nhuận hơn ở quê nhà. Giới cầm quyền chỉ bận tâm cạnh tranh đảng phái và phớt lờ mọi cảnh báo 30 năm qua của các nhà kinh tế, học giả là điều đó sẽ làm mất công việc của phần đông người Mỹ, khi đa phần người dân đã mất việc và chỉ in tiền tiêu sài, cán cân thương mại luôn nghiêng về Trung Quốc thì sớm muộn Mỹ cũng tới kết cục như của người Tây Ban Nha.

Mỹ và Phương Tây xuất khẩu tư bản sang Trung Quốc, trong khi Trung Quốc sẽ tiến hóa dưới tác động của CMCN 4.0, trên đà lặng lẽ dẫn đầu trong các ngành công nghiệp hiện đại, và sẽ đóng vai trò là công xưởng thế giới tiếp tục 20 năm nữa hướng tới là trung tâm tài chính – cách mạng tiền điện tử & thanh toán kỹ thuật số và thương mại hàng đầu thế giới. Trung Quốc không còn sợ phải cạnh tranh kinh tế với Mỹ nữa. Giờ đây dù người Mỹ có làm gì, người Trung Quốc bây giờ đều đã và sẽ làm lớn hơn và tốt hơn. Mỹ và Phương Tây sẽ bị bỏ lại phía sau, bị chìm đắm trong mớ hỗn độn của 40 năm tiến hóa lòng tham tận cùng của tư bản tài chính do chính họ tạo ra. #DongDC.

Như vậy có thể thấy sau gần 250 năm kể từ ngày lập quốc, TỰ DO từ chỗ mang ý nghĩa thiêng liêng giải phóng quyền được làm người mang tới nhiều thành tựu, đến nay TỰ DO đó đã tiến hóa tới tận cùng thành chủ nghĩa tư bản cao bồi không bị nhà nước điều tiết kiểu Mỹ. CNTB cao bồi chỉ mang sự thịnh vượng cho những người giầu có nhất trong những nước giầu có nhất trên thế giới mà thôi.

CNTB Cao bồi tài chính, sát thủ tài chính đã chuyển giao việc làm hết cho nước ngoài – bào mòn xã hội Mỹ bằng việc gia tăng bơm tiền nhằm duy trì sức mua, duy trì chỉ số phát triển GDP đã khiến giai tầng trung lưu bị suy vi và làm to thêm núi nợ chờ ngày bị vỡ, phần lớn người dân Mỹ đều thấy rằng thu nhập của họ đã giảm đi từng năm hay là giậm chân tại chỗ. Và khi nhận ra sai lầm, để có sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn thì Mỹ và Phương Tây chỉ có 1 con đường là phát huy các công nghệ Robot nhanh hơn để cạnh tranh, nếu chọn con đường này thì tốc độ mất việc làm trong dân chúng lại càng nhanh hơn bao giờ hết, trước tiên là ngành tài chính rồi tới vô số các ngành khác.

Như vậy đỉnh cao cuối cùng của TỰ DO cũng là TỰ DO của lòng tham của các tài phiệt hàng đầu không ngơi nghỉ tiếp tục tối ưu lợi nhuận mỗi phút giây có tốc độ giao dịch của ánh sáng nhờ tiến bộ cách mạng 4.0, tuốt sạch những đồng tiền của đại đa số dân chúng, lớn tới mức mà nó “không thể sụp đổ”. Trong khi tiền thuế của dân vẫn được đem ra để giải quyết hậu quả cho lòng tham của các ông chủ ngân hàng, còn người dân vẫn tiếp tục không có việc làm, bị cuốn vào mâu thuẫn sắc tộc ngày một thêm sâu sắc hậu Covid – gây ra bởi bất bình đẳng và làn sóng dân nhập cư nghèo từ các nước lân bang.

Khi nước Mỹ còn đang mơ màng lên sao hỏa – tân thế giới liên hành tinh, người dân Mỹ ném tiền cho Elon Musk bắn tên lửa, phát triển các kế hoạch cách mạng di chuyển Hyperloop xa vời. Thì Trung Quốc đã thực hiện những cuộc cách mạng di chuyển thực tế hơn như hệ thống tàu cao tốc toàn quốc, hạ tầng cầu đường “không thể tin nổi”, xe ô tô điện ở quy mô toàn dân giống như cuộc cách mạng Ford model T – Xe của toàn dân của người Mỹ đầu thế kỷ 20, hay cách mạng đường sắt ở Anh cuối thế kỷ 19.

Nền sản xuất của Trung Quốc tiếp tục vươn lên trong bối cảnh thế giới vẫn luôn cần những sản phẩm chế tạo giá rẻ nhất. Thế giới luôn là vậy – giống như vòng quay quả địa cầu – không mãi đứng yên, và sự khuếch tán của công nghệ và công nghiệp sẽ đưa tới những đối thủ mới, và thường là lớn hơn. Xe điện TESLA – ngành tự động hóa ô tô hàng đầu – biểu tượng công nghiệp vĩ đại cuối cùng của người Mỹ cũng sẽ sớm bị sao chép và bị vượt qua bằng cải tiến và quy mô tại Trung Quốc.

Có thể thấy, nước Mỹ đã hoàn toàn chủ quan khi bước vào những năm tháng đầu tiên – thập niên năm 2000 của CMCN lần thứ tư khi cánh chim đầu đàn công nghệ IBM bán mảng máy tính cá nhân và máy xách tay cho Lenovo năm 2005 và mảng máy chủ năm 2014 như những dấu hiệu đầu tiên của nguy cơ mất vị trí dẫn dắt tương lai.

Tới nay trong số 500 siêu máy tính của máy tính thì hơn một nửa thuộc về Trung Quốc với những máy thuộc về top dẫn đầu, thậm chí số 1 trong một thời gian dài. Trong 2 thập niên vừa qua Trung Quốc cũng dẫn đầu thế giới về đầu tư cho khoa học công nghệ, và làn sóng các nhà khoa học gốc Hoa tài ba học tại các nước phương Tây trở về nước đã tích cực khởi nghiệp, tham gia xây xựng phát triển đất nước. Trung Quốc sẽ dẫn đầu về Big Data, AI và công nghệ năng lượng tái tạo, tài chính tiền tệ hiện đại, mở đầu cho cuộc cách mạng sinh học ở nửa cuối thế kỷ 21. Trung Quốc cũng là quốc gia có số lượng các nhà khoa học lớn nhất thế giới trong các ngành khoa khọc cơ bản, thậm chí về công nghệ vũ trụ Trung Quốc cũng đã lần đầu cho tàu thám hiểm đáp xuống sao Hỏa tháng 5/2021 chính thức vươn lên thay Nga là quốc gia có tiềm lực công nghệ vũ trụ thứ 2 thế giới sau Mỹ.

Trong khi ngược lại, các bộ óc hàng đầu của Mỹ trong 4 thập niên qua tập trung tham gia vào thị trường tài chính ngân hàng, tạo ra hệ thống sản phẩm tài chính, chứng khoán phái sinh, đầu tư và đầu cơ quản lý tài sản vô cùng phức tạp. Biến hệ thống ngân hàng thương mại thành một vùng xám của các lãnh chúa tạo ra tín dụng, những “cao bồi miền Tây hoang dã” đối với các nước, khu vực kém phát triển và không am hiểu, không lường trước sự giăng bẫy, thả tiền –hút tiền, bắt mồi của các tài phiệt – cao bồi tài chính ngân hàng.

Khác với giai đoạn thế kỷ 18-19 tại Hà Lan, Anh, Mỹ v.v., các ngân hàng thương mại có chức năng chính là tái phân phối tích lũy, tiết kiệm phục vụ đầu tư cho sản xuất tạo giá trị thật sự cho xã hội mang đến phát triển, thịnh vượng. Ngày nay hơn 70% nghiệp vụ và tỷ trọng giá trị luân chuyển tài chính của các ngân hàng thương mại phục vụ cho việc đầu cơ tài sản, tạo bong bóng tài chính. Giới tinh hoa, giới trẻ tài ba Mỹ vui thú vơ vét tài sản của người khác trong các “trò chơi” tài chính ZERO SUM thay vì các phát kiến tạo ra giá trị gia tăng, WIN -WIN cho xã hội, cho nhân loại.

Và như phân tích ở trên, chính chu trình tạo tín dụng và lòng tham đã tạo ra các khủng hoảng tài chính mãi không có hồi kết và không thể giải quyết triệt để, ngoại trừ một công nghệ tài chính mới của tương lai – như Trung Quốc đang triển khai áp dụng, đó chính là đồng tiền kỹ thuật số pháp định, hạn chế vai trò tạo ra tín dụng của các ngân hàng thương mại và hoàn toàn kiểm soát lối đi của dòng tiền, đồng tiền tự thân nó chỉ nằm một nơi – NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG SỐ, không có sự rút ra đồng loạt tạo ra sự sụp đổ. Mình sẽ viết chi tiết thêm ở bài số 7 nói về Trung Quốc.

ĐỐI THỦ CỦA NƯỚC MỸ KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG QUỐC MÀ CHÍNH LÀ NƯỚC MỸ  

Nước Mỹ với giá trị phổ quát về quyền con người dựa trên 2 chữ TỰ DO phát triển rực rỡ ở kỷ nguyên TOÀN CẦU HÓA – Tự do thương mại, khi bước vào giai đoạn KỶ NGUYÊN SỐ HÓA – phát triển nền kinh tế Tri Thức – cách mạng 4.0  đã trở nên mềm yếu trước Trung Quốc – một nền văn minh lâu đời dựa trên mối quan hệ thần quyền trong phần lớn chiều dài lịch sử.

Ở thời hiện đại, các giá trị thần quyền đã tiến hóa thành XHCN DÂN TỘC mang màu sắc Trung Quốc. Các giá trị Khổng Gia kế thừa các giá trị truyền thống Trung Hoa là tinh thần dân tộc – trung thành tuyệt đối tổ tiên, nguồn cội – với tổ quốc. Và đại diện cho tổ quốc chính là Đảng cầm quyền, người đứng đầu đảng là lãnh tụ Tập Cận Bình với – giấc mộng phục quốc – kế hoạch Giấc mộng Trung Hoa. Sự tập trung cao độ, thống nhất ý chí và chấp nhận bị giám sát cao bởi thành quả CMCN lần thứ 4, tạo lên một Trung Quốc trỗi dậy dẫn đến cuộc đối đầu của 2 hệ tư tưởng lớn cuối cùng trong lịch sử thế kỷ 21: Tư bản tự do Mỹ – Phương Tây & XHCN kiểm soát ngặt nghèo -TQ Phương Đông.

Trong khi Trung Quốc hạn chế xã hội nó khỏi nền tảng TỰ DO kiểu Mỹ, thông qua kiểm soát nội dung internet chặt chẽ, nhà nước Trung Quốc vẫn thống nhất là 1, tinh thần dân tộc đoàn kết cao, còn thêm lợi thế đa phần người dân là 1 chủng tộc, và hơn cả nền kinh tế dựa trên sản xuất thật – tự nó vững chắc, tất nhiên với sự đồng thuận mất một phần tự do cá nhân của đại đa số nhân dân. Với người dân Trung Hoa, sự ổn định chính trị, ổn định làm ăn cũng quý giá như giá trị dân chủ vậy, thậm chí còn hơn nếu nhìn từ khủng hoảng Ấn Độ – một nền dân chủ hoang dã nửa vời.

Kinh tế luôn hợp nhất với chính trị. Sự sa sút về sức mạnh kinh tế tương đối như mất thị phần, mất các ngành công nghiệp, thâm thủng thương mại, chi tiêu nhiều hơn dự trữ có nghĩa là ít quyền lực chính trị hơn, tinh thần dân tộc sa sút, xã hội chia rẽ, trong khi đó việc sử dụng liên minh – lực lượng vũ trang lấy lại quyền lực chính trị luôn tốn kém đi kèm nhiều hậu quả khó lường.

Chưa kể bản chất của chiến tranh thế kỷ 21 sẽ thay đổi, với sự ra đời của các hàng thủy mẫu hạm – tàu mẹ chứa nhiều tàu ngầm con tự động, thiết bị bay không người lái v.v. Các hàng không mẫu hạm của Mỹ vẫn vô địch đại dương nhưng chỉ ưu thế khi dùng chấn áp quốc gia yếu thế, chứ không phải là công cụ để cạnh tranh với Trung Quốc bằng chiến lược tiêu hao từng phần. Và nếu suy yếu kinh tế thì các cỗ máy chiến tranh phải thu hẹp phạm vi hoạt động – phạm vi bảo vệ lợi ích kinh tế. Vòng quay luẩn quẩn tụt hậu tiếp tục tới khi Mỹ không thể đóng vai trò cảnh sát quốc tế được nữa, giống hải quân Anh ở đầu thế kỷ 20.

Với thành quả của thế giới TỰ DO trước đây khi lãnh đạo thế giới TỰ DO – nền DÂN CHỦ tự do kinh doanh tạo ra sự phồn thịnh vật chất, chiến thắng trước Liên Xô nghèo đói, giờ đây Mỹ và Phương Tây liệu có thể lại tự đổi thay, sửa chữa được khiếm khuyết nội tại của nó 1 lần nữa?

Nước Mỹ có thể phải xây dựng lại nền tảng triết học mới. Đối thủ của nước Mỹ là chính nước Mỹ – nó phải thay đổi từ bên trong, mang thịnh vượng tới cho đa phần dân Mỹ và đồng minh – các dân tộc vẫn đang nghèo đói tụt hậu ở phía sau như các nước Mỹ La Tinh, chứ không phải là Trung Quốc.

Nếu Mỹ phải đối mặt với cuộc cách mạng bên trong, Mỹ sẽ đối mặt với cả trăm triệu dân đang cầm trong tay khẩu súng. Đối lập với thời điểm 1776 cách đây tròn 245 năm khi tác phẩm “Của cải của các dân tộc” của Adam Smith đặt nền tảng cho học thuyết giá trị TỰ DO, CNTB, nền kinh tế sản xuất có thước đo là GDP. Thì nay nước Mỹ và Phương Tây có lẽ cần một vĩ nhân mới viết cuốn “Sự tử tế của các dân tộc” đặt nền tảng cho giá trị GẮN KẾT để có thể hàn gắn nội tại nước Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Từ đó tạo ra nền kinh tế hài hòa giá trị xã hội, tiến đến hòa bình – thịnh vượng chung, tạo ra  các giá trị nhân bản hơn cho nhân loại nhằm đối phó với các thảm họa mang tính toàn cầu như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm khí quyển và nóng lên của trái đất v.v. Đã 4 thập niên 2 đảng lãnh đạo Dân Chủ & Cộng Hòa không thể thống nhất được các cải cách bước ngoặt về phát triển chiến lược kinh tế, chính trị, tăng đầu tư khoa học và giáo dục v.v  cho nước Mỹ, phải chăng nước Mỹ là đã quá muộn khi để mất ưu thế của chính mình.

Vẫn một mô típ quen thuộc qua mỗi thế kỷ thịnh suy, sự trỗi dậy của mỗi siêu cường đều thông qua sự TIẾN HÓA CỦA ĐỒNG TIỀN – Cách mạng trong PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT – và Hội tụ TINH THẦN KỶ LUẬT DÂN TỘC.

Phảng phất những điều kiện cơ bản này – phát họa trong những thành tựu ban đầu Trung Quốc đã làm được tới đâu? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở Bài viết số 7 các bạn nhé.

Link các phần : https://www.facebook.com/groups/ancuthinhvuong/permalink/1891174804366677/

Tác giả: Đông DC

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

CHUYÊN ÐỀ: NHỮNG SAI LẦM TRONG ÐẦU TƯ (PHẦN 1)

LeoX khởi tạo series này để viết về những ngộ nhận trong đầu tư mà khá...

Tiếp tục đọc

CÁCH CHECK QUY HOẠCH TRỰC TUYẾN CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2024

Tra cứu quy hoạch trực tuyến ngày càng được sử dụng rộng rãi vì giúp tiết...

Tiếp tục đọc

TỪ 1/1/2025, 105 THÀNH PHỐ, THỊ XÃ TRÊN TOÀN QUỐC SẼ BỊ SIẾT PHÂN LÔ BÁN NỀN, CHUYÊN GIA DỰ BÁO KHÓ CÓ SỐT ĐẤT

Với động thái siết phân lô bán nền có hiệu lực vào 1/1/2025, chuyên gia cho...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay