TẢN MẠN VỀ DÒNG CHẢY LỢI ÍCH BẤT ĐỘNG SẢN

TẢN MẠN VỀ DÒNG CHẢY LỢI ÍCH BẤT ĐỘNG SẢN

Đất nước 25 năm đổi mới (mình lấy theo mốc bình thường hóa quan hệ kinh tế với Mỹ và ASEAN năm 1995), hội nhập thế giới tức là tham gia vào các chuẩn mực toàn cầu, luật pháp Quốc tế do Mỹ và Phương Tây định hình & lãnh đạo từ sau thế chiến, cũng có nghĩa là du nhập các phương thức quản trị kinh tế tư bản, khởi đầu của một quá trình tích lũy tư bản. Một nhóm người với ưu thế đầu tiên sẽ bứt phá lên, ngày càng trở lên giầu có.

Sau gần 3 thập niên Việt Nam từ chỗ thu nhập bình quân đầu người 338 USD/người năm 1996 thuộc Top 3 quốc gia thấp nhất TG thời điểm đó, lên gần 3000 USD/người năm 2019 thuộc nhóm có nền kinh tế đang phát triển đang lên. Nhưng mặt trái đó chính là tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Khoảng 15% hộ gia đình đứng hàng đầu sở hữu khoảng 85% tài sản trong nước, và gia tăng bất bình đẳng là kết quả tự nhiên của một giai đoạn phát triển kinh tế nhanh chóng khi cơ cấu tỷ trọng kinh tế chuyển từ nông nghiệp là chính sang công nhiệp, hệ quả tất yếu của công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Như loạt bài mình đã trình bày Lược sử BĐS Việt Nam (1996-2006-2016).

Trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế những năm 1990-2000, có khá ít người được may mắn tiếp cận nền kinh tế hiện đại thông qua sở hữu vốn, tư hữu, cổ phần hóa tài sản nhà nước, hoặc có những khả năng thích hợp để tìm kiếm việc làm trong các ngành kinh tế hiện đại, tập đoàn đa quốc gia – số người ít ỏi đó đã chứng kiến thu nhập của mình tăng lên rất nhanh, trong khi những người bị bỏ lại trong nông nghiệp truyền thống thì phải đối mặt với thu nhập tăng chậm, trì trệ do mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn quá chậm so với tiềm năng. Và một vấn đề quan trọng nữa đó là đô thị hóa sẽ thu hẹp đất canh tác – đất đai mà mà người nông dân được giao canh tác ổn định trước đó, vì lý do hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, hoặc nằm trên trục chính của phát triển công nghiệp xâm lấn tới, chuyển đổi.

Người nông dân khi hiến đất trở lại cho công nghiệp hóa chỉ được đền bù ít ỏi, vì thực tế nếu để chế độ đàm phán công khai thì họ cũng thiếu hiểu biết và gây khó cho các quá trình xây dựng và phát triển hạ tầng phục vụ cái chung, sự phát triển của cả nền tảng kinh tế đất nước. Trong khi đó, bộ phận không nhỏ những tập đoàn BĐS, những người trung gian buôn đất giầu có lên nhanh chóng do chênh lệch địa tô rất lớn, mà lẽ ra trong đó phải có phần của người nông dân, nhưng thiếu cơ chế để họ có phần xứng đáng của mình trong quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp hay đô thị.

Điều này thể hiện rất rõ ở các đại dự án mà người nông dân chỉ được đền bù từ vài chục ngàn tới vài trăm ngàn/m2 cho các dự án BĐS, kết quả là dự án lời ra từ vài triệu đến vài chục triệu /m2. Sự chênh lệch về thu nhập cứ diễn ra như vậy, không ngừng, các công ty thông qua mỗi dự án giầu lên qua các năm. Điều này có nghĩa rằng là gần như tất cả lợi nhuận từ việc chuyển đổi đất nông nghiệp giá thấp sang đô thị giá cao đã không đến tay các gia đình nông thôn, mà vào ngân sách chính quyền thành phố, vào những ông chủ phát triển bất động sản thành thị, bao gồm cả những nhà đầu tư tinh khôn theo nhóm và đầu tư nhỏ lẻ, những người này thu được những khoản lời khổng lồ từ các dự án nhà ở, văn phòng, đất chia lô v.v. mà họ xây dựng phát triển dự án.

Chưa kể khi người nông dân tự do bán đất theo cung cầu thị trường họ còn bị các tay đầu cơ tinh danh lừa gạt, hoặc bán được đất có tiền nhưng thiếu hiểu biết đầu tư vào giáo dục, vào nghề nghiệp tương lai, tự hủy hoại gia đình vào hoạt động vui chơi trước mắt và bần cùng khi tuổi xế chiều.

Trong khi đó giới tinh hoa, thượng lưu họ mạnh, chuyên nghiệp, và ngồi trên đỉnh cao của hệ thống được tôn vinh, thậm chí thần tượng như những anh hùng, những vị thần đất nước.Thông qua mỗi đợt IPO phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của những công ty lớn hàng đầu với lộ trình lãi khủng đã được vạch sẵn càng làm hút thêm một nguồn lực đại chúng lớn để các công ty làm giầu và có những khoản thu nhập khổng lồ làm cho nhóm lãnh đạo các tập đoàn có thu nhập bứt phá rất xa so với phần đông các nhóm người còn lại.

Vậy công bằng ở đâu? Với việc tham gia vào vòng xoáy phát triển kinh tế thị trường thì sự hội tụ nguồn lực vào các tập đoàn kinh tế, vào các cá nhân lãnh đạo kinh tế là xu hướng không thể đảo ngược, sự công bằng chỉ có trong lương tri của mỗi con người đó, cộng với sự thức tỉnh, hiểu biết của số đông, lan tỏa tri thức, có tác động – áp lực tới giới tinh hoa nên hiện thực những dự án trách nhiệm xã hội. Chúng ta không nên mù quáng chấp nhận những câu chuyện về “người tốt”, “kẻ xấu” trong cuộc phân tranh giữa giới tinh hoa và giới bình dân.

Giới tinh hoa luôn cuốn hút vào cuộc đua tranh giành thị trường cả ở trong nước và quốc tế trước những cuộc xâm lấn, chinh phạt, mua lại M&A của các tập đoàn cá mập lớn của nước ngoài và họ thờ ơ với lợi ích của số đông còn lại. Giới bình dân đa số, đa phần tiến lên từ nông thôn dịch chuyển cơ học tới các thành phố lớn trong những năm tháng mở cửa còn quá bỡ ngỡ với những chuẩn mực, yêu cầu của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã diễn ra trong quá khứ mà giới Phương Tây mang tới, chi phối thế giới.

Vì lẽ đó mà đa số giới bình dân thiếu tri thức, năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập sâu, và quốc tế hóa do các tập đoàn FDI tràn tới. Họ đa phần chỉ là nhân công và rất khó khăn để vươn lên các vị trí quản lý cao hơn trong các bộ máy, dây chuyền chế xuất (cạnh tranh với người nước ngoài) chứ chưa nói gì có thể sáng tạo, huy động nguồn lực để trở thành một đơn vị sản xuất, cung ứng độc lập, tham dự vào quá trình sản xuất, logistic tầm quốc tế như điều mà Trung Quốc đã hoàn thành ngoạn mục 20 năm trước năm 2000 tạo tiền đề để sau đó có bước phát triển thần tốc khiến thế giới kinh ngạc trong 2 thập niên tiếp theo kể từ năm 2000, là đối thủ địa chính trị của Mỹ, dẫn tới cuộc chiến thương mại đang diễn ra không có hồi kết.

Và một đặc điểm lớn của các nước đang phát triển như nước ta hay Trung Quốc, các nước phát triển chính là hệ thống thu thuế. Các nước đang phát triển như chúng ta thường chủ yếu dựa vào thuế doanh nghiệp (đầu có tóc), thuế VAT, không có thuế đánh vào sở hữu nhiều tài sản nhà đất hay lợi tức vốn vào các tài sản tài chính như chứng khoán, nhằm phục vụ cho hoạt động chuyển đổi đất từ nông nghiệp sang công nghiệp, thành thị được thuận lợi và phát triển thị trường chứng khoán còn sơ khai.

Còn với các nước phát triển Mỹ và phương Tây, hệ thống tài khóa thường chủ yếu dựa vào thu nhập cá nhân (họ túm được đầu từng cá nhân do có thành quả quá trình phát triển hành pháp & khoa học công nghệ quản lý tiên tiến lâu đời), thuế sở hữu tài sản nhà đất và tiêu dùng , cuối cùng mới là thuế thu từ các tập đoàn, doanh nghiệp. Điều đó phản ánh sự khác biệt do các quốc gia có xuất phát điểm khác nhau và có kết quả thành tựu của mỗi cuộc cách mạng KHCN khác nhau.

Thay vì bài xích so sánh, áp đặt mô hình thì chúng ta nên cùng nhau nâng cao nhận thức và tiến bộ xã hội, để hiểu chúng ta là ai!?, đang đứng ở đâu!? và sẽ đi về đâu!?. Mỗi cá nhân phải đặt ra các mục tiêu học hỏi cao hơn nữa, và sẵn lòng chia sẻ sự hiểu biết của mình với cộng động. Lịch sử cho thấy những nhóm người cộng đồng sơ khai từ thời đồ đá, đồ đồng hình thành lên những làng mạc, kinh thành, dân tộc hay nền văn minh đều có 1 quá trình chia sẻ tri thức , cách làm sâu rộng, và sự phối hợp tập thể lớn nhất để đạt thành tựu phát triển kinh tế, bảo vệ đường biên giới, lãnh thổ quốc gia trong mỗi thời kỳ.

Vì thế tản mạn bất động sản tháng vu lan ở bài viết này mình muốn chia sẻ với các bạn một cái nhìn có sự biết ơn quá khứ, nhìn nhận rõ ràng thực tại, nâng cấp bản thân và cầu thị với tiến bộ xã hội trong tương lai. Bất cứ ai nếu đã thành công, nếu đã vào giới tinh hoa thì cũng phải nhận thức rằng để có ngày hôm nay là cả một quá trình hợp tan của mỗi triều đại, tốn rất nhiều xương máu để từ một nước thuộc địa bị cai trị bởi tư bản thực dân để người nông dân được chia có đất cày, và giờ họ – giới tinh hoa kế thừa nguồn lực đó khi chuyển đổi.

Có nguồn lực càng lớn thì họ cũng phải trách nhiệm với tài sản của mình, có trách nhiệm xã hội. Tới hôm nay và sắp tới là tương lai một bộ phận không nhỏ người nông dân dần dần không còn đất, phần lợi ích rất lớn họ lẽ ra có thể dược có nhưng không thể được chia vì nước nào cũng đã có quá trình chuyển đổi từng diễn ra như vậy. Hai sự thần kỳ Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng diễn ra một quá trình chuyển đổi từ nước nông nghiệp sang bùng nổ công nghiệp trong những năm 50 Nhật Bản, năm 70 Hàn Quốc nhiều thành công và mất mát.

Những người giới tinh hoa nên trân trọng những may mắn mà họ có được hơn số đông còn lại, nên biết ơn tổ quốc – đất mẹ, các lớp người đi trước hy sinh xương máu xây dựng đất nước tới ngày hôm nay, kể cả những người nông dân đang dần mất đất, có lòng trắc ẩn và cùng chung tay chia sẻ cách làm cùng số đông còn lại đa phần xuất phát từ nông thôn trong quá trình cạnh tranh quốc tế sâu rộng sẽ diễn ra mạnh mẽ trong 2 thập niên tới.

Trong những năm tiếp theo Việt Nam vẫn sẽ là một nền kinh tế định hướng đầu tư (phản ánh rõ nhất là thu hút đầu tư nước ngoài FDI). Tăng trưởng quốc gia được thúc đẩy bởi việc chi tiêu vốn vào các ngành cơ bản (điện, sắt thép, khai thác tài nguyên khoáng sản v.v.), các nhà máy định hướng xuất khẩu, cơ sở hạ tầng và nhà ở – bất động sản vẫn là những doanh nghiệp trụ cột, có nghĩa là hố sâu về thu nhập giữa giới tinh hoa đã bứt lên trước và nhóm tụt lại phía sau ngày càng xa, và muốn điều đó không xảy ra trầm trọng thì chúng ta nên tìm hiểu sự khác biệt, hố sâu đó xuất phát từ đâu, cải thiện chính mình, góp phần tác động thay đổi tương lai, thay vì đổ lỗi và không chịu tiến bộ.

Rõ ràng là bạn càng chuẩn bị trước nhiều tri thức, nhiều sức mạnh, bạn sẽ có khả năng góp phần tác động – ảnh hưởng vào sự tiến bộ của cộng đồng, sự bứt phá của đất nước trong tương lai.

Tác giả bài viết: Đông DC

Link gốc: https://bit.ly/3qJmu8W

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

BẠN CÓ ĐỦ TIỀN KHÔNG MẮC NỢ KHÔNG?

Tiền tốt vừa là phương tiện trao đổi tốt vừa là nơi cất giữ của cải...

Tiếp tục đọc

CẬP NHẬT QUAN ĐIỂM CỦA TÔI VỀ NĂM THẾ LỰC LỚN

“Có vấn đề gì với chính sách tiền tệ hiện tại, cơ cấu kỳ hạn hiện...

Tiếp tục đọc

CÁCH MẠNG NGHĨA LÀ PHẢI ĐẨY BÁNH XE

Hãy tưởng tượng một chiếc bánh đà to lớn và nặng nề - một chiếc dĩa...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay