10 năm liên tiếp, Việt Nam thành công kiểm soát lạm phát dưới 4%

10 năm liên tiếp, Việt Nam thành công kiểm soát lạm phát dưới 4%

Đây là thông tin được các chuyên gia chia sẻ và phân tích tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2024 và dự báo 2025” diễn ra ngày 09/01/2025 do Viện Kinh tế – Tài chính chủ trì phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức.

2024 là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam thành công trong việc kiểm soát lạm phát dưới 4%

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, PGS, TS. Nguyễn Đào Tùng – Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, vào đầu năm 2024 không có nhiều dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam khi GDP chỉ tăng 5,66% trong quý I/2024, còn CPI vào tháng 3/2024 đã tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, nền kinh tế còn phải đối mặt với nhiều thách thức từ các các cuộc xung đột địa chính trị tại Ukraine và Trung Đông, xu hướng gia tăng giá cước vận tải và đặc biệt là sự mạnh lên của đồng USD trên thị trường thế giới gây áp lực lớn đến tỷ giá, lãi suất và lạm phát tại Việt Nam.

Mặc dù vậy, kể từ quý II/2024 bức tranh kinh tế đã dần sáng hơn. Sự phục hồi ấn tượng của xuất khẩu và sản suất công nghiệp đã giúp tăng trưởng GDP các quý sau có xu hướng cao hơn so với quý trước. Trong khi đó, lạm phát so với cùng kỳ có xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh ở mức 4,45% vào tháng 5/2024.

Kết quả, đến cuối năm 2024 Việt Nam đã đạt được mục tiêu kép với tăng trưởng GDP đạt mức 7,09% (vượt mục tiêu 6 – 6,5%), còn CPI trung bình chỉ tăng 3,63% so với năm trước, thấp hơn rất nhiều mức mục tiêu được Quốc Hội thông qua là 4 – 4,5%. Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%.

Các kết quả này đạt được một phần là nhờ sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Các chính sách như miễn, giảm, gia hạn thuế, hay giãn nợ, giảm lãi suất, thúc đẩy tín dụng… đã hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế thế giới cũng tương đối thuận lợi cho xuất khẩu với GDP toàn cầu ước tính tăng trưởng 3,2% trong năm 2024, mặt bằng lãi suất giảm nhờ các Ngân hàng Trung ương lớn nới lỏng tiền tệ, còn giá dầu tương đối ổn định…

“Những kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát cho thấy các chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá của Chính phủ đang được điều hành đúng hướng và hiệu quả” – PGS, TS. Nguyễn Đào Tùng nhấn mạnh.

Toàn cảnh Hội thảo

Trong năm 2025 nền kinh tế thế giới được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định ở mức 3,2%, còn Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo giá các hàng hóa đầu vào sẽ giảm nhẹ. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5 – 7% trong năm 2025. Mặc dù vậy, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do tình trạng lãi suất cao kéo dài vẫn chưa thể loại bỏ. Ngoài ra, khả năng đồng USD tăng giá do tăng trưởng yếu tại EU, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn hiện hữu. Đây là những rủi ro không nhỏ đối với việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới.

Ba kịch bản về lạm phát năm 2025

Phân tích kĩ hơn về cơ hội và thách thức, các chuyên gia, cơ quan quản lý cho rằng, yếu tố tác động đến lạm phát và giảm phát trong năm nay là đan xen.

Những yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá là mặc dù giá dầu thấp có thể giảm áp lực lạm phát nhập khẩu, nhưng sự biến động bất ngờ hoặc các yếu tố địa chính trị có thể gây ra những thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến CPI. Giá một số loại vật liệu xây dựng có nguồn cung hạn chế (như cát, đá xây dựng) có thể tăng nhẹ trong những tháng đầu năm khi các công trình xây dựng gấp rút hoàn thành. Giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng theo quy luật vào các tháng cuối năm và dịp lễ, Tết.

Ngoài ra, thiên tai và dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương. Chưa kể, việc điều chỉnh giá dịch vụ do Nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, chi phí sẽ tác động làm tăng CPI…

Ngược lại, yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá là: Lạm phát toàn cầu hạ nhiệt, giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát trong nước. Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mức thu học phí năm học 2024-2025 và các năm tiếp theo khối mầm non, phổ thông công lập tiếp tục giữ ổn định, do đó không tác động đến chỉ số CPI năm 2025. Một số chính sách hỗ trợ về thuế tiếp tục được thực hiện như hỗ trợ giảm thuế môi trường đối với xăng, dầu, giảm thuế VAT góp phần giảm chi phí hình thành giá hàng hóa và dịch vụ. Trong năm 2024, cung tiền được kiểm soát ở mức 9,42%, thấp hơn nhiều mức trung bình của giai đoạn 2014-2023. Đây là yếu tố giúp kiểm soát lạm phát trong năm 2025.

Trên cơ sở đó, TS. Nguyễn Đức Độ – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính (Học viện Tài chính) đưa ra 3 kịch bản về lạm phát cho năm 2025. Trong kịch bản cơ sở, tỷ giá USD/VND ổn định và lãi suất chỉ tăng nhẹ do nhu cầu tín dụng tăng, CPI được dự báo sẽ tăng trung bình 0,23%/tháng và lạm phát trung bình cả năm 2025 sẽ ở mức khoảng 3,0%.

Trong kịch bản cao, áp lực tỷ giá lớn do đồng USD tăng giá mạnh trên thị trường thế giới, còn Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh lãi suất để ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát, CPI có thể sẽ tăng 0,28%/tháng và lạm phát trung bình sẽ ở mức khoảng 3,3%.

Trong kịch bản thấp, kinh tế thế giới và Việt Nam tăng trưởng yếu, giá dầu giảm đáng kể, đồng thời giá USD và lãi suất ổn định hoặc giảm nhẹ, CPI có thể chỉ tăng 0,18%/tháng và lạm phát trung bình sẽ ở mức khoảng 2,7%.

“Các dự báo trên chưa tính đến trường hợp Chính phủ tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục theo lộ trình, cũng như khả kinh tế thế giới rơi vào suy thoái do lãi suất tại các nước phát triển được duy trì ở mức cao trong một thời gian dài. Nếu Chính phủ điều chỉnh giá dịch vụ trong nửa cuối năm 2025, lạm phát trung bình có thể ở mức 3,5% trong kịch bản cao. Đối với kịch bản thấp, trong trường hợp kinh tế thế giới rơi vào suy thoái trong năm 2025 và giá dầu giảm mạnh, lạm phát trung bình có thể giảm xuống còn 2,5% hoặc thậm chí thấp hơn” – ông Độ phân tích.

Hương Giang-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Bất động sản công nghiệp thu hút nhà đầu tư ngành bán dẫn

Ngành bán dẫn giữ vai trò nổi bật trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam nhờ sự gia tăng đầu tư và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Tiếp tục đọc

Cận Tết, nhiều hãng ô tô giảm giá sâu, có xe giảm gần 450 triệu đồng

Chạy đua khuyến mại dịp Tết, nhiều hãng xe bán tại Việt Nam đang đồng loạt điều chỉnh giá bán, trong đó có xe giảm tới gần 450 triệu đồng.

Tiếp tục đọc

Bảng giá đất mới tại TP HCM: Sẽ khiến giá nhà tiếp tục tăng phi mã, người thu nhập thấp ‘vỡ mộng’?

Đại diện Savills Việt Nam lo ngại chi phí sử dụng đất tăng sẽ gây áp lực lên giá thành sản phẩm, đặc biệt ở phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình và thấp.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay