3 “đám mây đen” đang bao phủ nền kinh tế Ấn Độ

3 “đám mây đen” đang bao phủ nền kinh tế Ấn Độ

Điều đáng lo ngại nhất đối với ông Modi sẽ là tình trạng sản xuất. Ảnh: AP.
 
 “Ba đám mây đen” đang bao phủ nền kinh tế Ấn Độ bao gồm đầu tư tư nhân yếu, sản xuất trì trệ và tiền lương thực tế giảm.

Phát biểu tại một Hội nghị về nền kinh tế Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi vẫn lạc quan về triển vọng của nước mình. “Tăng trưởng nhanh chóng, nhân khẩu học thuận lợi và ngành công nghiệp công nghệ mới nổi đã đưa quốc gia lên vị thế có thể hưởng quả ngọt”, ông nói.

Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy sự chua chát đang dần xuất hiện. Sau khi tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, nền kinh tế dường như đang mất đà. Theo số liệu chính thức mới nhất, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đã giảm xuống còn 6,7% từ tháng 4 đến tháng 6, giảm so với mức 7,8% trong quý trước. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất trong hơn một năm.

Chỉ số theo dõi sản lượng trong tám ngành công nghiệp cốt lõi, chẳng hạn như than, dầu và điện, đã giảm vào tháng 8 lần đầu tiên sau hơn ba năm. Vào tháng 9, doanh số bán ô tô, thước đo cho mức tiêu thụ, đã giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng trong các khoản thu từ thuế hàng hóa và dịch vụ, một chỉ số khác về sức khỏe kinh tế, cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm. Ngay cả thị trường chứng khoán của Ấn Độ, vốn đã tăng mạnh gần đây, cũng đã chịu lỗ trong sáu ngày liên tiếp.

Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn nếu xung đột ở Trung Đông leo thang và giá dầu tiếp tục tăng. Hơn 85% lượng dầu tiêu thụ của Ấn Độ có nguồn gốc từ nước ngoài, khiến nước này dễ bị tác động trước cú sốc giá dầu. Các ước tính cho thấy, giá một thùng dầu tăng 10 USD có thể làm giảm tới 0,4% GDP của Ấn Độ. Theo đó nếu tăng trợ cấp nhiên liệu, các khoản chi tiêu khác của chính phủ sẽ bị lấn át.


 
Bộ tài chính đã thừa nhận những diễn biến này là “dấu hiệu căng thẳng ban đầu”. Tuy nhiên, ít nhà hoạch định chính sách nào tin rằng dữ liệu mới này chỉ là những sự cố tạm thời trong quỹ đạo của Ấn Độ. Tại cuộc họp mới nhất vào ngày 9/10, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã chọn giữ nguyên lãi suất và giữ nguyên dự báo tăng trưởng 7,2% cho năm tài chính hiện tại. Thống đốc Ngân hàng Trung ương nhấn mạnh rằng “câu chuyện tăng trưởng của Ấn Độ vẫn còn nguyên vẹn”.

Như ông Modi thường nhắc nhở người dân Ấn Độ, đất nước của họ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Và ngay cả khi tăng trưởng giảm, thì cũng không có nguy cơ mất danh hiệu đó. Ông Jairam Ramesh, thành viên Thượng viện Ấn Độ, cảnh báo rằng “ba đám mây đen” đang bao phủ nền kinh tế: đầu tư tư nhân yếu, sản xuất trì trệ và tiền lương thực tế giảm.

Điều đáng lo ngại nhất đối với ông Modi sẽ là tình trạng sản xuất. Thúc đẩy lĩnh vực này là trọng tâm trong chương trình nghị sự kinh tế của ông trong nhiệm kỳ thứ ba. Nhưng tăng trưởng sản lượng nhà máy đang chậm lại. Vào tháng 9, một chỉ số theo dõi hoạt động sản xuất đã tăng trưởng ở mức chậm nhất trong 8 tháng. Tại Tamil Nadu, cuộc đình công của công nhân tại một nhà máy Samsung, hiện đã bước sang tháng thứ hai, đã phủ bóng lên tham vọng của ông Modi trong việc biến Ấn Độ thành một trung tâm điện tử.

Tuy nhiên, các vấn đề lao động của đất nước này không chỉ giới hạn ở các tranh chấp về tiền lương. Còn quá nhiều người vẫn đang làm đồng án. Dữ liệu chính thức được công bố vào tháng trước cho thấy 46% lực lượng lao động của đất nước làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp vào năm 2023-24, tăng từ 43% vào năm 2018-19, tương đương 68 triệu lao động. Trong cùng kỳ, tỷ trọng trong lĩnh vực sản xuất đã giảm từ 12% xuống 11%.


 
Thất nghiệp cũng là một vấn đề lớn. Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ, tỉ lệ thất nghiệp là 7,8% vào tháng 9 và vẫn duy trì ở mức đó trong hơn hai năm, ngay cả khi nền kinh tế đã tăng trưởng.

Chính phủ của ông Modi muốn sửa chữa điều này. Trong ngân sách đầu năm nay, chính phủ đã chi tiêu mạnh tay cho các chương trình mới, chẳng hạn như chương trình học nghề và mở rộng các chương trình hiện có. Nhưng vẫn cần nhiều hơn thế nữa. Ông Abhishek Anand, một nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Phát triển Madras ở Chennai, cho biết quá nhiều tiền trợ cấp của chính phủ được hướng đến các ngành thâm dụng vốn hơn là các ngành thâm dụng lao động.

Và các nhà hoạch định chính sách nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty mở rộng quy mô hoạt động. Trong một nghiên cứu mới, ông Anand và các đồng nghiệp cũng đã ghi nhận xu hướng ngày càng tăng của các công ty vận hành nhiều nhà máy nhỏ trong một tiểu bang để đa dạng hóa rủi ro và tuân thủ các quy định nhưng các công ty này có xu hướng kém năng suất hơn.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Bùng nổ xe điện, Trung Quốc bắt đầu gây áp lực cho các nhà sản xuất dầu

Trung Quốc, thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đang giảm tốc nhu cầu xăng dầu khi xe điện chiếm hơn 50% doanh số ô tô, tạo sức ép lớn cho ngành năng lượng.

Tiếp tục đọc

230 doanh nghiệp Hàn Quốc đứng trước nguy cơ phá sản trong năm nay

Theo đánh giá rủi ro tín dụng, 230 công ty của Hàn Quốc đứng trước nguy cơ phá sản trong năm nay, con số tương đương với mức kỷ lục cách đây 10 năm.

Tiếp tục đọc

Nga, Iran thảo luận về phát triển giao thông vận tải và hậu cần

Nga và Iran cùng thúc đẩy phát triển hành lang vận tải, đặt mục tiêu hiện thực hóa các thỏa thuận liên chính phủ năm 2023, khẳng định vị thế đối tác chiến lược.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay