32% sản lượng chip toàn cầu nguy cơ gián đoạn nguồn cung đồng vào năm 2035

32% sản lượng chip toàn cầu nguy cơ gián đoạn nguồn cung đồng vào năm 2035

Theo báo cáo mới của PwC, biến đổi khí hậu có thể gây gián đoạn cho ngành sản xuất chất bán dẫn trong vòng 10 năm tới do tác động của thời tiết cực đoan và hạn hán đối với việc khai thác đồng, nguyên liệu quan trọng trong sản xuất chip.

Báo cáo của PricewaterhouseCoopers (PwC) công bố hôm nay (8/7) cho thấy nguy cơ gián đoạn do khí hậu đang ngày càng đe dọa ngành công nghiệp chất bán dẫn, vốn được dự đoán sẽ vượt mốc 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

32% sản lượng chip toàn cầu nguy cơ gián đoạn nguồn cung đồng vào năm 2035 vì biến đổi khí hậu.

Báo cáo chỉ ra rằng các mỏ đồng, vốn cần nguồn nước ổn định để hoạt động, đang đối mặt với nguy cơ hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Vì lý do này, 1/3 sản lượng chất bán dẫn dự kiến có thể gặp rủi ro vào năm 2035 nếu ngành công nghiệp không thích ứng với biến đổi khí hậu.

Dữ liệu của PwC cho thấy hiện tại 32% sản lượng chất bán dẫn đang gặp rủi ro và con số này có thể tăng lên 58% nếu lượng khí thải không được giảm. Hiện nay, việc khai thác đồng chỉ đối mặt với nguy cơ hạn hán nghiêm trọng tại Chile – quốc gia sản xuất đồng lớn nhất thế giới, nhưng báo cáo cảnh báo rằng trong vòng một thập kỷ, rủi ro này có thể lan rộng đến 17 quốc gia khác có mỏ đồng, đe dọa sản xuất chất bán dẫn.

Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu gần đây nhất, gây ra bởi nhu cầu tăng vọt trong đại dịch trùng hợp với việc đóng cửa các nhà máy, đã làm tê liệt ngành công nghiệp ô tô và khiến nhiều dây chuyền sản xuất ở các lĩnh vực phụ thuộc vào chip khác phải tạm dừng.

Ông Glenn Burm, trưởng dự án của PwC, dẫn số liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong báo cáo, cho biết cuộc khủng hoảng này đã khiến nền kinh tế Mỹ mất một điểm phần trăm trong tăng trưởng GDP và Đức mất 2,4%. “Chúng ta có thể hành động ngay bây giờ bằng cách hiểu và quản lý các rủi ro đối với nguồn cung, bao gồm cả những rủi ro vật lý từ biến đổi khí hậu”, ông Burm nói.

Ông Burm khuyến nghị các công ty nên tiếp tục thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách tăng cường sản xuất nước, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và nâng cao khả năng chống chịu với khí hậu. Ông nhấn mạnh: “Đã có những tiến bộ đáng kể, nhưng các doanh nghiệp có thể và cần làm nhiều hơn. Khi AI và các công nghệ khác thúc đẩy chuyển đổi số, việc đảm bảo nguồn cung các mặt hàng quan trọng sẽ ngày càng quan trọng”.

Theo PwC, các mỏ đồng từ Trung Quốc, Úc, Peru, Brazil, Hoa Kỳ, Cộng hòa Dân chủ Congo, Mexico, Zambia và Mông Cổ cũng sẽ bị ảnh hưởng, khiến không khu vực sản xuất chip nào trên thế giới tránh khỏi rủi ro.

Đồng được sử dụng để tạo ra hàng tỷ dây dẫn siêu nhỏ trong mạch của mỗi con chip. Dù các giải pháp thay thế đang được nghiên cứu, hiện tại không có vật liệu nào sánh được với đồng về giá cả và hiệu suất. “Đến năm 2050, khoảng một nửa nguồn cung đồng của mỗi quốc gia sẽ gặp rủi ro – bất kể thế giới giảm phát thải carbon nhanh đến đâu”, báo cáo của PwC cho biết.

Chile và Peru đã thực hiện các biện pháp để đảm bảo nguồn nước bằng cách tăng hiệu quả khai thác và xây dựng các nhà máy khử mặn. PwC đánh giá đây là những nỗ lực đáng học hỏi, nhưng có thể không khả thi với các quốc gia không tiếp cận được nguồn nước biển lớn.

PwC ước tính rằng 25% sản lượng đồng của Chile hiện đang gặp rủi ro gián đoạn, con số này sẽ tăng lên 75% trong vòng một thập kỷ và đạt từ 90 – 100% vào năm 2050.

“Bằng cách phát hiện các điểm yếu tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng và hoạt động, các doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng các chiến lược tăng cường khả năng chống chịu, bảo vệ giá trị trước các rủi ro tài chính, vận hành hoặc danh tiếng”, bà Lynne Baber, Phó lãnh đạo toàn cầu về phát triển bền vững tại PwC giải thích.

Báo cáo của PwC đưa ra một số hành động mà các bên liên quan có thể thực hiện, bao gồm việc các công ty khai thác đồng tăng nguồn cung nước bằng cách đầu tư vào các nhà máy khử mặn, cải thiện hiệu quả sử dụng nước và tái chế nước. Báo cáo cũng đề cập đến việc tập trung nhiều hơn vào đổi mới vật liệu, như sử dụng các vật liệu thay thế, đa dạng hóa nhà cung cấp và hợp tác với họ cùng các đối tác khác trong chuỗi giá trị để xây dựng khả năng chống chịu với khí hậu.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PAN: Lợi nhuận tăng trưởng, Tập đoàn PAN giảm đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Kết thúc nửa đầu năm 2025, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu đạt 8.183 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 459 tỷ đồng; tăng lần lượt 20% và 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

ABI: Chi phí bồi thường tăng đột biến “ăn mòn” lợi nhuận ABIC

Chi phí bồi thường tăng gần 21% trong quý II/2025 đã khiến lợi nhuận của ABIC sụt giảm dù doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

STB: Sacombank – ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Sacombank là “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Việt Nam trong năm 2025 (SME Payment Solutions of the Year – Vietnam 2025). Danh hiệu này thuộc hệ thống giải thưởng ABF Retail Banking Awards được triển khai thường niên nhằm vinh danh các ngân hàng, tổ chức tài chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt thành tựu nổi bật.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay