4 chiến lược để Indonesia đối phó với nguy cơ tràn ngập hàng hóa Trung Quốc

4 chiến lược để Indonesia đối phó với nguy cơ tràn ngập hàng hóa Trung Quốc

Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSME) Indonesia đang thực hiện 4 bước chiến lược để ứng phó với nguy cơ gia tăng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc do căng thẳng thương mại, nhằm bảo vệ và củng cố vị thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường trong nước và toàn cầu.

Theo Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSME) Indonesia, có nhiều báo cáo liên quan đến những lo ngại về sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ này sẽ đưa ra các biện pháp để ứng phó.

Trước hết, Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng cường khía cạnh quản lý bằng cách phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại (Kemendag), nhằm mục đích tạo ra một chính sách thương mại có lợi hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để họ có thể thu được lợi ích tối đa từ mọi hoạt động thương mại.

Indonesia lo ngại hàng hóa Trung Quốc ngập tràn nếu căng thẳng thương mại gia tăng

Thứ hai, Bộ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận tiêu chuẩn hóa sản phẩm và chứng nhận, ví dụ như chứng nhận halal, số đăng ký kinh doanh (NIB) và giấy phép phân phối BPOM. Đây không chỉ là một hình thức tuân thủ mà còn là một công cụ để tăng khả năng cạnh tranh và năng suất. Hiện nay, một số người tiêu dùng có xu hướng từ chối mua những sản phẩm không có chứng nhận halal khi mua sắm tại các siêu thị. Trước đây, chứng nhận halal chỉ được coi là một hình thức tuân thủ, nhưng giờ đây đã chuyển thành nhu cầu quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh và năng suất kinh doanh. Điều tương tự cũng áp dụng nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn thâm nhập thị trường toàn cầu, nơi chứng nhận và tiêu chuẩn hóa sản phẩm là những yêu cầu tuyệt đối.

Bước thứ ba là củng cố hệ sinh thái của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất, được thực hiện bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận tài chính. Điều này nhằm đảm bảo tính khả dụng của các sản phẩm chất lượng và cạnh tranh trên thị trường, bao gồm cả trong thương mại điện tử.

Bước thứ 4 là khuyến khích lĩnh vực kỹ thuật số bằng cách phối hợp với một số nền tảng thương mại điện tử để cung cấp các trang đặc biệt cho các sản phẩm địa phương. Trang này sẽ xuất hiện trên trang chính của ứng dụng để tăng cường khả năng hiển thị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước.

Theo Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ Indonesia, ngoài 4 công cụ này, sự hỗ trợ của người tiêu dùng nhiệt tình hơn mua các sản phẩm trong nước cũng sẽ giúp đối phó với hàng hóa Trung Quốc ngập tràn.

Phạm Hà/VOV-Jakarta

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

MWG: Lãnh đạo Thế giới Di động: Tháng 10 về đích, cuối năm vượt trội, tầm nhìn 2030 trở thành nhà bán lẻ vĩ đại

Sau 5 tháng đầu năm 2025, MWG ghi nhận doanh thu đạt 61.229 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và đã hoàn thành 41% kế hoạch cả năm.

Tiếp tục đọc

Thêm 5 lô trái phiếu của Hano-Vid được gia hạn 2 năm

5 lô trái phiếu của Hano-Vid được chấp thuận kéo dài kỳ hạn thêm tối đa 2 năm; thời điểm đáo hạn mới là tháng 7/2027.

Tiếp tục đọc

Ô tô điện tại Việt Nam: 7 năm và triển vọng tăng trưởng 2 chữ số

Không phải cho đến hiện tại, khi các mẫu VinFast, BYD, Tesla, MG, Wuling… tràn ngập khắp đường phố Việt Nam, người ta mới nói về sự phát triển của thị trường ô tô điện. Kỳ thực, thị trường ô tô trăm triệu dân đã có sự chuyển dịch rõ rệt sang xu hướng xanh hoá từ rất lâu, và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng hai chữ số nhờ vào chính sách, hạ tầng sự nỗ lực của các hãng và cơ cấu tiêu dùng trẻ.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay