Hàng loạt doanh nghiệp bị nêu tên vì có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh

Hàng loạt doanh nghiệp bị nêu tên vì có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh

Năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đã tiếp nhận hồ sơ khiếu nại và chủ động phát hiện đối với 25 trường hợp có liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chủ yếu trong các lĩnh vực: sữa công thức, sữa non, hàng không, dịch vụ giáo dục, mỹ thuật, vật liệu xây dựng, thuốc bảo vệ thực vật, mỹ phẩm, điện máy, điện lạnh, bảo hiểm nhân thọ…

Nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh (ảnh: internet)

Kết quả rà soát, giám sát cạnh tranh trên thị trường của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia năm 2023 trong lĩnh vực kinh doanh sữa non và sữa dành cho trẻ em cho thấy, trong lĩnh vực kinh doanh sữa non, sữa dành cho trẻ em, có một số doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood và Công ty TNHH Lera Việt Nam đã đăng tải thông điệp, cung cấp thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm có sử dụng các từ ngữ như “số 1 Việt Nam”; “sữa trẻ em số 1 Việt Nam”; “sữa ngủ ngon số 1 Việt Nam”; “giúp bổ sung dinh dưỡng gấp 10 lần”… mà không kèm theo các thông tin về tiêu chí so sánh, tiêu chuẩn xếp hạng, không có chú thích rõ ràng;

Chưa nêu rõ tài liệu hợp pháp chứng minh, có thể dẫn đến gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp, về sản phẩm, có khả năng có dấu hiệu của hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính”, vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 45 của Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội (Luật Cạnh tranh).

Từ các phân tích nêu trên, chuyên gia đề xuất Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp tục ưu tiên kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sữa non và sữa dành cho trẻ em do đây là sản phẩm thực phẩm quan trọng, liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ em, người già, người ốm yếu, bệnh nhân.

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cho biết, trong lĩnh vực này đã phát hiện một số trường hợp có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, có thể khá điển hình cho hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Ở lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm điện máy, điện lạnh, lực lượng chức năng cũng phát hiện một số doanh nghiệp, gồm: Công ty TNHH Điện máy Aqua; Công ty TNHH Thương mại Cao Đại Tín; Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam và Công ty Cổ phần Daikin Air Conditioning (Viet Nam) thông qua trang tin điện tử của doanh nghiệp mình đã cung cấp thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về sản phẩm, hàng hóa do mình cung cấp, khi giới thiệu tủ lạnh “khử mùi, diệt khuẩn 99,9%”; “nhân đôi hương vị thơm ngon, thời gian lưu trữ”;

Máy điều hòa “tiết kiệm 60% năng lượng so với chế độ thường”; máy lọc khí “tốp 1” về độ ồn thấp, hiệu suất lọc, tiết kiệm điện năng, “hiệu suất khử formaldehyde > 99,9%”, “hiệu suất diệt vi khuẩn > 99,9%”, có “công nghệ Streamer phân hủy đến 99,9% vi khuẩn, vi rút, nấm mốc và các chất gây hại”… mà không kèm chú thích hoặc thông tin về tài liệu hợp pháp chứng minh, có khả năng có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh.

Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, hiện tượng đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng khi giới thiệu về doanh nghiệp được thể hiện như: “thương hiệu số 1 về trải nghiệm khách hàng”, “công ty bảo hiểm với danh mục loại trừ ít nhất thị trường”, “mạng lưới phân phối đa dạng và rộng nhất Việt Nam”, “tập đoàn bảo hiểm số 1 tại Ý”… mà không có chú thích về tiêu chuẩn xếp hạng, nguồn tài liệu hợp pháp chứng minh, có khả năng có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh, cụ thể như trong Biểu 5 dưới đây.

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), năm 2023, trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đã xảy ra những “lùm xùm”, phần lớn xoay quanh việc khách hàng nói là bị tư vấn, cung cấp thông tin sai, không đúng với những điều khoản ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Những trường hợp khách hàng có bằng chứng chứng minh bị tư vấn sai, doanh nghiệp bảo hiểm đã hủy hợp đồng bảo hiểm và hoàn lại phí cho khách hàng, tuy nhiên với khách hàng không có bằng chứng chứng minh, doanh nghiệp bảo hiểm không có cơ sở để giải quyết yêu cầu của khách hàng, dẫn đến lùm xùm kéo dài.

Trên cơ sở xem xét, đánh giá kết quả rà soát, giám sát cạnh tranh nêu trên, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ưu tiên, tập trung nguồn lực để kiểm soát, điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong các lĩnh vực trong năm 2024.

Trong các năm 2020- 2022, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cũng tiếp nhận nhiều phản ánh của các bên liên quan về các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường liên quan đến thực phẩm, quảng cáo mỹ phẩm, quảng cáo thiết bị điện tử điện lạnh, kinh doanh võng xếp, kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ cảng biển, dịch vụ vận tải du lịch và đặc biệt có cả vụ việc có tính chất xuyên biên giới, tranh chấp xảy ra trên môi trường mạng…

Năm 2022 và 2023, cơ quan này cũng đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành và tuân thủ pháp luật cạnh tranh tại 4 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ô tô, xe máy theo kế hoạch kiểm tra hàng năm của Bộ Công Thương, bao gồm: Công ty Ô tô Toyota Việt Nam và Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam; Công ty Honda Việt Nam và Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra chưa phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của 4 doanh nghiệp trên.

Hà Linh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Xuất khẩu nhiên liệu của Nga giảm mạnh do suy thoái lọc dầu

Nga ghi nhận xuất khẩu nhiên liệu qua đường biển giảm 9%, xuống 2,2 triệu thùng/ngày, do ưu tiên nội địa và ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị.

Tiếp tục đọc

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục biến động

Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự giảm nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng giảm, có thời điểm gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức dưới 500 USD/tấn.

Tiếp tục đọc

EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay