Đẩy mạnh các gói tín dụng ưu đãi làm sao giải ngân hiệu quả?

Đẩy mạnh các gói tín dụng ưu đãi làm sao giải ngân hiệu quả?

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp đang thúc đẩy cho chương trình tín dụng ưu đãi, với tỷ lệ giải ngân cao tại địa bàn đông doanh nghiệp nhất trên cả nước.

Đến cuối tháng 8/2024, tổng số tiền giải ngân gói tín dụng ưu đãi thông qua chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đạt 425.659 tỷ đồng.

Ngân hàng chủ động nắm bắt kịp thời khó khăn doanh nghiệp để tháo gỡ và xử lý là cách làm hay và có ý nghĩa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hiệu quả. Ảnh minh họa.

Theo đó, so với quy mô gói tín dụng được 17 thương hiệu ngân hàng đăng ký từ đầu năm khi tham gia chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp năm 2024, với số tiền là 509.864 tỷ đồng thì tỷ lệ giải ngân đạt 83,4%. Đây là chỉ số định lượng, mang ý nghĩa hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã trên địa bàn cụ thể, trực tiếp và thiết thực.

Với tiêu chí giảm lãi suất cho vay; cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ; cho vay mới với lãi suất thấp; cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; hoặc tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp… với mục tiêu chung là hỗ trợ doanh nghiệp, chính vì lẽ đó, số tiền giải ngân gói phản ánh kết quả hỗ trợ cho doanh nghiệp thực tế và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, người dân.

Như vậy, thông qua việc giải ngân gói tín dụng này, đã có 146.906 khách hàng được tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ để giảm bớt khó khăn, ổn định và tăng trưởng sản xuất kinh doanh. Về mặt chính sách, chương trình này tiếp tục là hành động cụ thể để đưa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đi vào thực tế cuộc sống có hiệu quả.

Có được kết quả tích cực như trên cần ghi nhận công tác phối hợp tổ chức và sự chủ động của UBND các quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đây là yếu tố quan trọng trong việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình, tạo điều kiện cho chương trình phát huy hiệu quả.

Đồng thời nắm bắt kịp thời khó khăn doanh nghiệp để tháo gỡ và xử lý. Đây là cách làm hay.

Đến nay, trên địa bàn Thành phố đã tổ chức được 29 hội nghị kết nối và đối thoại doanh nghiệp. Trong đó, một số quận như Quận Bình Tân, Quận I, Tân Bình, Tân Phú và Gò Vấp có tỷ lệ giải ngân cao và số lượng khách hàng được hỗ trợ nhiều. Việc các quận, huyện xây dựng kế hoạch, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại địa bàn là yếu tố góp phần quan trọng trong thực hiện kế hoạch chung của UBND Thành phố và ngành ngân hàng Thành phố. Đây là sự khác biệt trong công tác tổ chức thực hiện chương trình nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp thực chất và hiệu quả tại TP. Hồ Chí Minh.

Giải ngân gói tín dụng thông qua chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp không chỉ đảm bảo cho chất lượng và hiệu quả của chương trình, đảm bảo chương trình là hành động cụ thể, thiết thực, không hình thức mà qua đó còn lan tỏa hiệu ứng chính sách, truyền thông chính sách, đối thoại và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Chính sự kết hợp giữa hoạt động ký kết cho vay và nắm bắt khó khăn vướng mắc, xử lý kiến nghị của doanh nghiệp là yếu tố tạo sự cần thiết để chương trình luôn đạt mục tiêu và hiệu quả đề ra, đồng thời khẳng định “thương hiệu chương trình” về hỗ trợ doanh nghiệp, với sự chủ động và trách nhiệm trong hoạt động của các sở, ngành, quận, huyện và chủ trương trúng, đúng của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, kết quả của chương trình cũng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm.

Hiện nay, ngành ngân hàng đang có hàng loạt chương trình tín dụng ưu đãi đặc thù, như chương trình cho vay nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân với tổng gói 140.000 tỷ đồng; gói tín dụng ưu đãi cho ngành lâm thủy sản 60.000 tỷ đồng (đã giải ngân cho vay đạt 36.000 tỷ đồng); hay các gói tín dụng hỗ trợ khách hàng bị tác động do bão số 3 giá trị lên tới 405.000 tỷ đồng (với sự tham gia của 32 TCTD, lãi suất ưu đãi được công bố tùy ngân hàng giảm thấp hơn từ 05,-2%)…

Với tính chất đặc thù của các gói tín dụng, rất cần sự kết nối chặt chẽ, nắm bắt tình hình và đồng hành xuyên suốt của các ngân hàng với khách hàng – doanh nghiệp, người dân, qua đó tháo gỡ các vướng mắc tiếp cận vốn để phát huy hiệu quả giải ngân cao, thực hiện được mục tiêu tiếp sức, tiếp nguồn vốn phù hợp đến từng nhóm đối tượng.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

OPEC+ lục đục: Nga và một quốc gia đang cân nhắc gia nhập BRICS bất ngờ mâu thuẫn, đẩy “quyền lực thống trị giá dầu” vào tình cảnh mông lung

Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, những căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga, hai thành viên chủ chốt của liên minh OPEC+, đang đẩy tổ chức này vào trạng thái bất ổn.

Tiếp tục đọc

Shell và Petronas tăng tốc các dự án dầu khí ngoài khơi tại Suriname

Shell dự kiến khoan 4 giếng dầu ngoài khơi vào năm 2025 tại lô 65, trong khi Petronas tìm kiếm nguồn tài nguyên khí mới tại lô 52 ở Suriname, nhấn mạnh tiềm năng năng lượng của quốc gia này.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp vận tải ‘đón đầu’ xu hướng giao thông xanh

Nhiều doanh nghiệp vận tải taxi ở miền Trung - Tây Nguyên đã chuyển đổi từ xe chạy xăng truyền thống sang sử dụng xe điện. Bình Định cũng là địa phương tiên phong phát triển giao thông xanh, hỗ trợ các hãng taxi chuyển đổi.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay