Ra loạt chính sách mạnh tay, liệu Trung Quốc có thể vực dậy nền kinh tế?

Ra loạt chính sách mạnh tay, liệu Trung Quốc có thể vực dậy nền kinh tế?

Những chính sách mới nhất có thể là chưa đủ để thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư và đưa nền kinh tế Trung Quốc trở lại con đường phục hồi.

Một tuần ngay trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc 1/10, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), Cục Quản lý Tài chính Quốc gia (NFRA) và Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, 3 cơ quan tài chính lớn của nước này, đã đưa ra các chính sách nới lỏng vượt kỳ vọng của thị trường, tập trung vào việc nới lỏng tiền tệ cũng như ưu đãi bất động sản.

Chứng khoán Trung Quốc chứng kiến đà phục hồi ấn tượng sau khi chính phủ công bố các chính sách hỗ trợ mới. (Ảnh: Getty Images)

Động thái thực sự đã thúc đẩy niềm tin vào thị trường vốn. Chứng khoán Trung Quốc chứng kiến đà phục hồi ấn tượng nhất trong lịch sử với chín phiên tăng điểm liên tiếp. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc tăng tới 6,5% trong phiên 30/9, mức tăng mạnh nhất kể từ 2015.

Trong khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục đóng cửa nghỉ lễ, thị trường chứng khoán Hong Kong tiếp tục tăng mạnh vào ngày 2/10 với Chỉ số Hang Seng tăng 6,2%.

Thị trường chứng khoán lạc quan được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng và mang lại làn sóng “chi tiêu bù”, điều thậm chí còn chưa xuất hiện sau đại dịch. Điều này được thể hiện rõ trong số liệu thống kê chính thức được công bố sau kỳ nghỉ lễ dài được gọi là “tuần lễ Vàng” ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Thẩm Trạch Vỹ của tờ Liên hợp Tảo báo, chỉ riêng chính sách tiền tệ nới lỏng không thể duy trì sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thực. Thị trường hiện đang mong đợi chính phủ Trung Quốc công bố các chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích thích trực tiếp đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu của người tiêu dùng.

Khối tư nhân cần cảm giác an toàn

Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, thực sự là nguồn động lực quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc.

Theo một báo cáo công bố trên trang chủ của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc ngày 30/8, kinh tế tư nhân đóng góp hơn 60% GDP nước này, các doanh nghiệp tư nhân chiếm hơn 90% tổng số các thực thể kinh doanh và thu hút hơn 80% lực lượng lao động đô thị. Khối tư nhân cũng đóng góp 70% năng lực đổi mới và hơn 50% nguồn thu thuế quốc gia.

Đầu tư tư nhân, đóng góp lớn vào nền kinh tế, việc làm và doanh thu thuế của Trung Quốc, đã chứng kiến ​​tám tháng tăng trưởng âm liên tiếp từ tháng 5/2023 đến cuối năm so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo của Caixin đăng tải vào tháng 7 cho thấy, kể từ năm 2024, mặc dù đầu tư tư nhân đã chấm dứt tình trạng tăng trưởng âm, nhưng tốc độ tăng trưởng trong năm tháng đầu năm chỉ đạt 0,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 7,1% của đầu tư nhà nước và đầu tư do nhà nước kiểm soát.


Khối tư nhân là nguồn động lực quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg)

Niềm tin của khu vực tư nhân Trung Quốc đã ở mức thấp trong những năm gần đây, không chỉ chịu ảnh hưởng nặng nề trong thời kỳ đại dịch mà còn đối mặt với các cuộc thảo luận về “lý thuyết thoái trào của doanh nghiệp tư nhân” vào năm 2018. Một số người thậm chí đã đề xuất ý tưởng về một “quan hệ đối tác công tư mới”, khiến các doanh nhân tư nhân lo lắng.

Chu Thiên Dũng, Giám đốc Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Kinh tế Quốc gia tại Đại học Tài chính và Kinh tế Đông Bắc, nhiều lần bày tỏ quan ngại về những khó khăn mà các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc gặp phải.

Ông Chu cho rằng tiền đề của các chính sách kích thích mới là phải mang lại cho các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài một hướng đi rõ ràng và cảm giác an toàn.

Ông nhấn mạnh nếu các vấn đề liên quan đến định hướng và cảm giác an toàn không rõ ràng, không chắc chắn và gây bất an, các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục hoài nghi về các chính sách của chính phủ. Điều này sẽ khiến họ có xu hướng chờ đợi và quan sát, nói đơn giản là “nằm yên”. Thậm chí, họ có thể tìm kiếm các cơ hội đầu tư và những nơi đảm bảo an toàn cho tài sản của họ ở các quốc gia và khu vực khác.

Môi trường thoải mái hơn

Ngoài các chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng, một bầu không khí thoải mái, cho phép các doanh nghiệp tư nhân hoạt động với sự yên tâm, cũng quan trọng không kém. Khi quyền lợi của các doanh nhân tư nhân được bảo vệ đầy đủ, họ sẽ không còn phải hoạt động trong một môi trường căng thẳng đầy lo âu, và niềm tin đầu tư sẽ tự nhiên phục hồi.

Điều này cũng liên quan đến việc làm rõ mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường. Quyết định của chính phủ về việc thắt chặt các quy định trong những lĩnh vực nào để điều chỉnh sự biến dạng thị trường, hay nới lỏng ở những lĩnh vực nào để kích thích sức sống của thị trường, sẽ quyết định hiệu suất chung của nền kinh tế.

Cần nhiều hơn ngoài chính sách nới lỏng tiền tệ để kinh tế Trung Quốc trở lại con đường phục hồi. (Ảnh: Bloomberg)

Ngày 27/9, ông Trịnh Sách Khiết, Chủ tịch Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc, đã gửi những tín hiệu tích cực đến khối doanh nghiệp tư nhân khi ông gặp gỡ đại diện của các tập đoàn lớn như Youngor, Meituan, Zhongtian Technology, Neusoft Corporation và Ningxia Baofeng Energy…

Ông Trịnh khẳng định các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nhân tư nhân “là một phần của đất nước” và cam kết sẽ nỗ lực hết sức để giúp họ vượt qua khó khăn.

Cuối cùng, theo nhà phân tích Thẩm Trạch Vỹ, bất kể tốc độ điều chỉnh chính sách của chính phủ Trung Quốc nhanh hay chậm thì vẫn tốt hơn là không có bất kỳ hành động gì. Ngoài chú trọng đến thời điểm chính sách tài khóa nới lỏng sẽ được triển khai, thị trường và các doanh nghiệp tư nhân cũng sẽ quan tâm đến việc liệu các chính sách thực sự thúc đẩy niềm tin của các doanh nghiệp tư nhân có được thực hiện hay không.

Hoa Vũ (Nguồn: Liên hợp Tảo báo)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Thị trường bất động sản tại Hà Nội: Chung cư vào “sóng” mới, đất nền giảm hấp dẫn

Đón đầu cơ hội tăng trưởng thị trường căn hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, với lượng hấp thụ lên tới 80-90%, nhiều chủ đầu tư đã ra hàng ngay từ quý IV-2024, thay vì năm 2025 như kế hoạch.

Tiếp tục đọc

Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Mỹ phát huy hiệu quả trong năm 2024

Các cơ chế hợp tác hiện nay về kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang được vận dụng tương đối hiệu quả, tích cực, chủ động, đáp ứng được những nhiệm vụ đề ra trong mối quan hệ song phương.

Tiếp tục đọc

Năm 2024, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt khoảng 420 nghìn tỷ đồng

Tổng cục Hải quan cho biết, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 dự kiến đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay