Điều kiện kinh doanh đang khiến doanh nghiệp tư nhân thêm gánh nặng

Điều kiện kinh doanh đang khiến doanh nghiệp tư nhân thêm gánh nặng

Kể từ khi xảy ra dịch COVID-19 quá trình cải cách điều kiện kinh doanh để trợ lực cho doanh nghiệp tư nhân đã chậm lại, thậm chí có lĩnh vực, rào cản mới còn nặng nề hơn.

Điều này khiến doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phải “cõng thêm” một gánh nặng, mất thêm thời gian và chi phí.

Những rào cản nặng nề

Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng này, nhưng dưới góc nhìn của tác giả, xin được đưa ra 3 lý do chính như sau:

Thứ nhất, do những diễn biến khó lường, không thể dự báo trước như thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… khiến đến các cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp bị mơ hồ trước những thay đổi cũng như sự kiện mới. Trong bối cảnh đó, để an toàn cho mình các cơ quan ban ngành thường thắt chặt và gia tăng các biện pháp tăng cường quản lý.

Những rào cản nặng nề.

Ví dụ, trong thời điểm dịch bệnh Covid – 19 bùng phát, những biện pháp tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đã ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái hoạt động bình thường của mọi người và đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, Chính phủ cũng đã rất nỗ lực để tháo gỡ, khắc phục những hạn chế cũng như nhận diện tốt hơn về vấn đề thủ tục hành chính. Từ đó, đưa ra những chính sách quản lý mềm dẻo và linh hoạt hơn.

Thứ hai, trong bối cảnh khi các cơ quan tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là công tác chống tham nhũng, lãng phí. Qua đó, phát hiện ra nhiều sai phạm từ các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành khiến cho việc đưa ra những giải pháp đột phá, những quyết định nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động liên quan đến pháp lý bị hạn chế.

Thực ra, pháp luật đi sau cuộc sống, cuộc sống luôn luôn phát sinh những vấn đề mới mẻ. Điều này lẽ ra là vấn đề bình thường nhưng trong bối cảnh pháp luật còn thiếu hụt hay chồng chéo, mâu thuẫn, và thêm vào đó khi các công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước không dám mạnh dạn để đưa ra những ứng biến phù hợp nên nhiều khi sẽ dẫn đến bế tắc trong giải quyết vấn đề của doanh nghiệp tư nhân.

Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật còn tăng thêm do tâm lý sợ sai của các cơ quan quản lý, họ không dám tự quyết mà mở rộng phạm vi xin ý kiến từ các cơ quan khác. Nhiều trường hợp, các cơ quan khác không đủ thẩm quyền, chuyên dẫn đến chậm tiến độ giải quyết. Trong khi đó, thời gian là khâu rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi doanh nghiệp phải rất kịp thời mới chớp được thời cơ, từ đó mới có lợi nhuận. Khi đó các doanh nghiệp sẽ cảm thấy vấn đề của mình bị xử lý chậm trễ, cảm thấy không có cơ quan nào có đủ thẩm quyền giải quyết những yêu cầu, bức xúc của họ. Từ đó tạo cảm giác môi trường kinh doanh nặng nề hơn, không còn được thông thoáng như thời điểm trước đại dịch.

Thứ ba, trong bối cảnh xuất hiện những biến đổi về kinh tế – xã hội, nhất là bối cảnh phục hồi kinh tế. Nhiều cơ quan quản lý nhà nước cho rằng phải tăng cường hơn công tác quản lý, đặc biệt là quản lý thị trường, doanh nghiệp. Một mặt tâm lý đó là tốt bởi giúp thúc đẩy ý thức trong việc hỗ trợ cho phát triển kinh tế, nhưng mặt khác, nhiều khi sự nhiệt tình đó không dựa trên một chủ trương đúng đắn sẽ khiến gia tăng sự can thiệp vào hoạt động của thị trường, hoạt động tự chủ của doanh nghiệp.

Những rào cản nặng nề.

Nhiều điều kiện kinh doanh mang tính chất tổng hợp

Thực ra, công bằng mà nói trong và sau đại dịch Covid-19, các bộ ngành cũng rất cố gắng, phối hợp với nhau để cắt giảm điều kiện kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là báo cáo Viện quản lý kinh tế trung ương – cơ quan theo dõi Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02 trước đây, về mặt số lượng, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã giảm đi và thu hẹp tương đối, dựa trên yêu cầu của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.

Tuy nhiên, có rất nhiều điều kiện kinh doanh mang tính chất tổng hợp, trong đó gồm nhiều điều kiện kinh doanh nhỏ hơn, như vậy chưa thực sự giảm được số lượng các điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, những chuyển biến trong nhu cầu chuyển dịch đầu tư quốc tế hay chuyển biến trong mô hình kinh doanh, mô hình tăng trưởng kinh tế mới gắn với xanh hóa, năng lượng tái tạo,… khiến cho nhiều lĩnh vực kinh doanh về dịch vụ hay lĩnh vực đặc thù có nhu cầu mở rộng tự do kinh doanh hơn.

Ví dụ như với thị trường năng lượng như dầu, điện đã bộc lộ ra nhiều bất cập, hạn chế trong và sau thời gian đại dịch Covid 19 bùng phát. Lúc đó, thị trường chưa được tự do, cởi mở còn vướng nhiều ràng buộc, chính vì lẽ đó, nhu cầu từ phía xã hội, doanh nghiệp đòi hỏi tiếp tục cắt giảm thêm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để thị trường tự do hơn.

Cùng với đó, có một thực tế khác cũng cần được nhắc tới đó là về bản chất, dù chúng ta đã chuyển dần sang việc thực hiện công tác hậu kiểm nhưng hiện nay điều kiện kinh doanh không chỉ dừng lại ở ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà đây là vấn đề xuyên suốt toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp từ khi thành lập doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh cho đến khi doanh nghiệp chấm dứt. Đây cũng là lí do khiến doanh nghiệp tư nhân trở cảm thấy khó khăn khi tuân thủ điều kiện kinh doanh.

Thực tế, một quy trình sản xuất kinh doanh, một sản phẩm như nông nghiệp, đồ ăn… đang chịu rất nhiều sự quản lý của các bộ ngành khác nhau. Và mỗi bộ ngành, khi quản lý đều có nhu cầu muốn tăng cường công tác quản lý, gia tăng quy chuẩn nhằm đảm bảo an toàn cho ngành, tránh rủi ro đáng tiếc. Chính sự quản lý bởi nhiều bộ ngành khác nhau đã khiến quá trình hợp chuẩn, hợp quy tồn tại nhiều hạn chế, chồng chéo. Điều này đã đẩy doanh nghiệp tư nhân rơi vào cảnh “một cổ nhưng nhiều tròng”.

Bên cạnh mặt số lượng có quá nhiều quy chuẩn được áp dụng thêm, về mặt chất lượng, nhiều quy chuẩn lại không phù hợp với điều kiện kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, từ đó gây khó khăn do chi phí tuân thủ rất lớn. Trước những thách thức này, nhiều ngành hàng, hiệp hội cũng đã nhiều lần lên tiếng về công tác hợp chuẩn, hợp quy.

Tương tự, quy trình thông qua và nghiệm thu những quy chuẩn cũng rất phức tạp, càng ngày càng đòi hỏi chi phí lớn. Nhiều ngành cho rằng, chi phí tuân thủ quy định này trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và từng ngành nói riêng là thách thức rất lớn đối với họ.

Tiếp đó, với công tác kiểm tra chuyên ngành. Tại nước ta hiện nay, bên cạnh hải quan, những cơ quan quản lý nhà nước khác cũng có chức năng kiểm tra chuyên ngành với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và áp đặt những quy chuẩn của Việt Nam trong quá trình kiểm tra. Những quy chuẩn này nhiều khi tạo ra sự khác biệt với thông lệ quốc tế hoặc áp những quy chuẩn quốc tế quá cao so với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của Việt Nam, tự gây khó khăn cho doanh nghiệp nước mình.

Về nguyên tắc, việc tăng cường công tác quản lý hàng hóa nói chung là tốt nhằm phòng chống hàng lậu, hàng nhái không rõ nguồn gốc xuất xứ và chống các hoạt động buôn lậu phi pháp. Tuy nhiên, cách thức thực hiện phải được triển khai theo hướng vừa có thể quản lý, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những quy định, điều kiện như đã nói ở trên đang khiến doanh nghiệp thực sự khó khăn. Khi một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh một cách đầy đủ, đầu tiên phải có giấy phép đầu tư kinh doanh, thứ hai là có các nguồn lực và được tạo điều kiện để có được nguồn lực cần thiết, thứ ba là hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa sản phẩm ra thị trường phải được thông suốt và cuối cùng phải thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Nhiều điều kiện kinh doanh mang tính chất tổng hợp.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc kiểm tra chuyên ngành còn quá khắt khe, chưa kể việc một số lần kiểm tra không dựa trên hợp chuẩn, hợp quy mà dựa trên việc đánh giá rủi ro, hậu kiểm, kế kiểm sẽ khiến doanh nghiệp mất thời gian chờ đợi lâu, phát sinh thêm nhiều chi phí. Khiến doanh nghiệp bị “bào mòn” lợi nhuận kinh doanh cũng như lỡ mất cơ hội kiếm được lợi nhuận vì thời điểm không còn phù hợp.

Các điều kiện kinh doanh nếu cứ tiếp tục đặt ra nhiều rào cản sẽ làm phát sinh những hành vi mang tính lợi ích nhóm, tham nhũng của các đối tượng quản lý và phần lớn tình trạng này lại rơi vào doanh nghiệp tư nhân.

Mặt khác, những doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam cũng còn nhiều điểm hạn chế và đặc biệt trong bối cảnh khi nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi như hiện nay. Họ thiếu năng lực quản lí, nhân sự, công nghệ, nguồn vốn,…

Do đó, nếu những điều kiện đặt ra quá nặng, kể cả những điều kiện liên quan đến quy định quy chuẩn liên quan đến hàng hóa, sản phẩm không khéo sẽ đánh mất thị trường sân nhà vào tay doanh nghiệp FDI.

Giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế

Để quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh được tiến hành một cách thuận lợi, tạo điều kiện có lợi nhất cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, tôi cho rằng đã tới lúc chúng ta thay đổi tư duy trong cắt giảm điều kiện kinh doanh.

Thứ nhất, phải nhận thức lại một cách đầy đủ, rõ ràng về quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh. Theo tôi, cắt giảm điều kiện kinh doanh không có nghĩa cắt giảm quy định pháp luật về kinh doanh mà phải là giảm bớt sự can thiệp và quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và thị trường nói riêng. Theo đó, phải rà soát, đánh giá một cách tổng thể và tăng cường công tác hoàn thiện quy định pháp luật, đặc biệt đối với những khoảng trống, mâu thuẫn giữa các quy định, các lĩnh vực khác nhau.

Càng nhiều quy định pháp luật, càng minh bạch thị trường và càng minh bạch công tác quản lý. Từ đó, vai trò quản lý của cơ quan nhà nước sẽ được cắt giảm và đương nhiên khi có đầy đủ quy định pháp luật, bản thân cơ quan quản lý nhà nước cũng như người thực thi công vụ sẽ cảm thấy an toàn hơn khi thực hiện. Thay vì họ phải đưa ra những sáng kiến đột phá hay giải pháp tình thế.

Đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khi có hành lang pháp lý rõ ràng, họ sẽ có hướng đi đúng, tuân thủ quy định của pháp luật.

Thứ hai, bản thân các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các cơ quan chuyên ngành nên nhận định rõ vị trí, vai trò quản lý của mình, tránh việc ôm đồm can thiệp, nên để cho thị trường tự giải quyết. Một số quốc gia, họ đưa ra những quy chuẩn, quy tắc nghề nghiệp, quản lý sản xuất và giao cho các hiệp hội tự quản, tự công bố, tự chịu trách nhiệm, đồng thời kết hợp với hiệp hội người tiêu dùng bảo vệ người tiêu dùng… để giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba là ý thức của người đứng đầu cơ quan. Ở bất cứ bộ ngành, địa phương nào, ý thức của người đứng đầu trong việc tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần tự do kinh doanh, tự do thị trường, tự do cạnh tranh. Đây chính là bản chất cốt lõi của một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Cùng với đó, cần có sự chia sẻ, đối thoại với người dân và doanh nghiệp để phát hiện kịp thời, xử lý những mâu thuẫn còn bất cập trong công tác quản lý ở từng bộ ngành, địa phương. Từ đó, khiến cho cộng đồng doanh nghiệp không có cảm giác công tác quản lý, điều kiện kinh doanh hay chi phí thực hiện còn quá nặng nề với họ.

TS Nguyễn Quốc Việt, Viện trưởng Viện VEPR

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: Cổ phiếu HPG được khối ngoại gom mạnh, thanh khoản cao nhất thị trường

VN-Index 'nhuộm' sắc xanh xuyên suốt thời gian giao dịch phiên 23/12. Tuy nhiên, giao dịch của khối ngoại lại là điểm trừ khi 'quay đầu' bán ròng khoảng 311 tỷ đồng trên toàn thị trường, nhưng cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn được gom mạnh nhất toàn thị trường với giá trị 55 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

‘Quyền ngắt kết nối’ sau giờ làm việc thu hút quan tâm ở Nhật Bản

Trong bối cảnh nhiều người lao động phải đối mặt với việc thời gian riêng tư bị xâm phạm do thư điện tử (email) và cuộc gọi công việc ngoài giờ, khái niệm 'quyền ngắt kết nối' sau giờ làm đang thu hút sự chú ý tại Nhật Bản.

Tiếp tục đọc

Chi cục Hải quan Thái Nguyên: Vượt khó thu ngân sách ở mức cao nhất

Tính từ đầu năm đến ngày 19/12/2024, số thu ngân sách nhà nước của Chi cục Hải quan Thái Nguyên (thuộc Cục Hải quan Bắc Ninh) đạt 2.555 tỷ đồng, bằng 102,2% chỉ tiêu được giao và tăng 4,29% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực vượt khó của Chi cục.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay