Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: GDP tăng cao nhưng đời sống người dân còn khó khăn

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: GDP tăng cao nhưng đời sống người dân còn khó khăn

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch VCCI, nguyên thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Phan Văn Khải tại tọa đàm Đối thoại chính sách “Phục hồi tăng trưởng triển vọng và thách thức” vừa diễn ra.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, dù GDP quý III tăng, kéo theo GDP bình quân đầu người tăng, song trên thực tế cuộc sống của đông đảo của người dân vẫn chưa được cải thiện. (Ảnh: Int)

Báo cáo kinh tế quý III/2024, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho hay, nền kinh tế đang phục hồi mạnh trên mức tăng trưởng thấp của cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng 6,82% gấp 1,5 lần so với mức 4,4% cùng kỳ năm ngoái.

Ở phía tổng cầu, thương mại trên đà hồi phục và dòng vốn FDI tích cực vẫn là động lực tăng trưởng chính. Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh hơn so với dự kiến, 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ, với xuất siêu 20,8 tỷ USD – mức xuất siêu khá tích cực trong giai đoạn 2020 – 2024.

Ở phía tổng cung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi, mức tăng trưởng giảm so với cùng kì năm ngoái từ 3,43% xuống còn 3.20%. Dịch vụ tiếp tục tăng trưởng 6,32%, nhờ sự hồi sinh của du lịch và các ngành thương mại, vận tải duy trì được đà tăng trưởng.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh lên mức 8,19% so với 2,41% cùng kì năm ngoái, nhờ vào sự phục hồi ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đóng góp 2,44 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Tăng trưởng thương mại đã góp phần giúp cho nhu cầu trong nước từng bước phục hồi, trong đó tăng trưởng đầu tư và tiêu dùng đạt lần lượt 6,8% và 8,8% so cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch và áp lực tỷ giá trong nửa đầu năm 2024 cũng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của vốn.

Đánh giá báo cáo kinh tế quý III, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định những con số trong báo cáo hết sức thú vị và cũng rất quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang có khát vọng lớn thúc đẩy để phát triển đất nước sang một thời kỳ mới. Những khát vọng đó đang được triển khai ngay từ bây giờ.

Theo bà Lan, báo cáo kinh tế quý III được đưa ra trên tinh thần thẳng thắn về nhiều mặt, trong đó làm rõ những mảng chúng ta đạt được trong thành tựu về phục hồi tăng trưởng của năm nay. Tuy nhiên, bà Lan cho rằng nếu năm 2024 không đạt tốc độ tốt thì rất khó để thúc đẩy thời gian tới, thậm chí mục tiêu phát triển cho cả thời kỳ 5 năm.

Thành tựu của quý III năm nay được phân tích khá rõ, điều này sẽ tạo ra những niềm tin về phục hồi tăng trưởng tiếp trong thời gian tới. Trên thực tế, không chỉ các tổ chức doanh nghiệp đã phấn chấn hơn nhiều mà đời sống xã hội cũng ổn định hơn.

Bên cạnh điểm tích cực trong báo cáo trên, bà Phạm Chi Lan cũng lưu ý về những khó khăn, thách thức đan xen cần xem xét.

Thứ nhất, tăng trưởng trong quý III vẫn dựa vào 2 động lực chính là xuất khẩu và FDI. Xuất khẩu đến nay chiếm 73,5% nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi tăng trưởng chủ động về xuất khẩu chủ yếu vẫn nhờ “bàn tay” các doanh nghiệp FDI. Ở đây không phải chỉ xuất khẩu mà cả nhập khẩu đều cho thấy tăng lên khá nhiều.

Theo bà Lan, nhập khẩu tăng lên là cần thiết để có được thành tựu xuất khẩu và có thể được sử dụng cho các nguồn lực trong nước để từ đó các doanh nghiệp khôi phục dần các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tăng xuất khẩu, nhập khẩu là điều đáng mừng, duy trì được vai trò động lực, tuy nhiên cũng không nên quá dựa vào.

Thứ hai, chỉ tiêu của người tiêu dùng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch. Theo nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế, người ta đo sự phục hồi kinh tế hay chưa là phải so sánh với mức trước dịch Covid-19. Nếu những chỉ tiêu nào vẫn thấp hơn thì chứng tỏ kinh tế vẫn chưa phục hồi.

“Đây là điều rất đáng lưu ý, bởi nó thể hiện đến cuộc sống của người dân. Do đó, dù GDP quý III tăng, kéo theo GDP bình quân đầu người tăng, song trên thực tế cuộc sống của đông đảo của người dân vẫn chưa được cải thiện. Cuộc sống của người dân còn khó khăn”, bà Lan nhấn mạnh.

Thứ ba, trong bảng tăng trưởng nhắc đến vị trí rất quan trọng đến từ ngành dịch vụ, công nghiệp nhưng ngành nông nghiệp lại chưa cao. Nhìn vào thực tế, nền kinh tế Việt Nam vừa qua ổn định được, cuộc sống của người dân tương đối ổn là nhờ rất nhiều vào nông nghiệp. Nông nghiệp vẫn là một ngành hết sức quan trọng và đóng vai trò rất lớn trong tương lai.

Thứ tư, về lạm phát, Việt Nam kiểm soát được vấn đề này khá tốt, nhưng nếu vào nhìn vào cuộc sống của người dân, nhìn vào giá cả thì những chi phí vẫn tăng lên nhiều. Do đó, cần điều tiết để từ đó giảm cho tiêu dùng nhiều hơn.

Thứ năm về đầu tư, hiện vốn đầu tư của khu vực tư nhân đóng vai trò càng ngày càng lớn, tỷ trọng cao lên đáng kể. Đây là điều đáng vui mừng, vì đúng với tinh thần chỉ đạo.

Đáng chú ý, gần đây khi Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc gặp các doanh nghiệp lớn và đề nghị họ tham gia vào các dự án lớn của nhà nước, từ đó sẽ làm tăng thêm vai trò của nội lực, vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong nước đối với sự phát triển.

Phạm Minh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

POW: Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 là bàn đạp duy trì lợi thế cạnh tranh cho PV Power trong năm 2025

Các dự báo từ thị trường đầu tư đều cho rằng với lợi thế là nhà sản xuất điện khí lớn nhất Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - MCK: POW) sẽ duy trì vị trí dẫn đầu ngành điện, có lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần, đưa cổ phiếu POW ở triển vọng tích cực trong năm 2025.

Tiếp tục đọc

Shark Bình: “Sai lầm của startup là coi nhẹ vị trí kế toán”

Trả lời trong một tọa đàm, Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group, cho rằng nhiều startup đang gặp vấn đề quản trị nội bộ, đặc biệt quản trị tài chính.

Tiếp tục đọc

150 thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bị nợ lương lên tới hàng chục triệu yên

Chủ tịch công ty Nhật Bản này chia sẻ với Kyodo News rằng họ không thể trả lương do thiếu tiền hoạt động.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay