Cởi mở trong điều hành chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Cởi mở trong điều hành chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Những tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ cởi mở, hỗ trợ lãi suất, ổn định tỷ giá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tín dụng tăng 9%

Tại buổi Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024 diễn ra chiều 17/10, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời bám sát diễn biến kinh tế thế giới và trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng.

Trong đó, nhiều giải pháp, chính sách, chương trình tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước triển khai đồng bộ, quyết liệt, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngày 31/12/2023, Ngân hàng Nhà nước đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các tổchức tín dụng và thông báo công khai nguyên tắc xác định để tổ chức tín dụng chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc cho biết, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế còn thấp; mức tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng không đồng đều, có tổ chức tín dụng tăng thấp, thậm chí tăng trưởng âm trong khi một số tổ chức tín dụng tăng sát chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước đã thông báo. Tính đến thời điểm hiện tại, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 9%, huy động khoảng 5,28%. Cụ thể hơn, huy động khoảng 14,5 triệu tỷ đồng và cho vay đạt 14,7 triệu tỷ đồng.

“Với thanh khoản tốt và còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các tổ chức tín dụng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế” – Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024

Đối với các chương trình, gói tín dụng, Phó Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng như: Chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản… Đặc biệt, ngành Ngân hàng đã khẩn trương, kịp thời thực hiện các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho hay, với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước và sự phối hợp của các Bộ ngành liên quan, đến nay, mục tiêu cơ bản ban đầu là xử lý và kiểm soát chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới trong biên độ phù hợp đã đạt được.

Liên quan đến vấn đề nợ xấu, Phó thống đốc thông tin, vấn đề này được tập trung xử lý và kiểm soát trong bối cảnh nền kinh tế và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đáng chú ý, dư nợ của các tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 khoảng 165.000 tỷ đồng. “Đây sẽ là một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới” – Phó Thống đốc nhận định.

Liên quan đến phương án xử lý ngân hàng 0 đồng, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú thông tin: “Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức lễ bàn giao 2 ngân hàng 0 đồng”.

Về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và hoạt động ngân hàng số, thông tin của Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở top đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số. Đến nay, hơn 87% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

Số liệu hoạt động thanh toán trong 8 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ 2023 cho thấy, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 59,05% về số lượng và 33,64% về giá trị; qua kênh Internet tăng tương ứng 50,85% và 33,15%; qua kênh điện thoại di động tăng 58,95% và 36,60%, qua QR.

Nhà điều hành tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy hoạt động ngân hàng số, ứng dụng công nghệ mới và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường mạng.

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại Họp báo

Hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên

Về nhiệm vụ ngân hàng những tháng cuối năm, Phó Thống đốc cho biết, mục tiêu quan trọng nhất vẫn được duy trì đó là điều hành chính sách tiền tệ cởi mở nhằm hỗ trợ lãi suất, tỷ giá, ổn định cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, rà soát, đơn giản hóa thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Đồng thời, mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Tiếp tục theo dõi, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ; chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay lĩnh vực lâm, thủy sản; tiếp tục theo dõi, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Song song với đó, tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt; các Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng, Nghị định 52/2024/NĐ-CP; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 – 2025, Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Kế hoạch số 01/KHPH-BCA-NHNNVN về triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030).

Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật hoạt động thanh toán, ngân hàng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; đồng thời, đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng.

Hoàng Lan-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Bùng nổ xe điện, Trung Quốc bắt đầu gây áp lực cho các nhà sản xuất dầu

Trung Quốc, thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đang giảm tốc nhu cầu xăng dầu khi xe điện chiếm hơn 50% doanh số ô tô, tạo sức ép lớn cho ngành năng lượng.

Tiếp tục đọc

Nga, Iran thảo luận về phát triển giao thông vận tải và hậu cần

Nga và Iran cùng thúc đẩy phát triển hành lang vận tải, đặt mục tiêu hiện thực hóa các thỏa thuận liên chính phủ năm 2023, khẳng định vị thế đối tác chiến lược.

Tiếp tục đọc

230 doanh nghiệp Hàn Quốc đứng trước nguy cơ phá sản trong năm nay

Theo đánh giá rủi ro tín dụng, 230 công ty của Hàn Quốc đứng trước nguy cơ phá sản trong năm nay, con số tương đương với mức kỷ lục cách đây 10 năm.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay