Cho vay mua ô tô rủi ro lớn, ngân hàng đẩy lãi suất lên cao

Cho vay mua ô tô rủi ro lớn, ngân hàng đẩy lãi suất lên cao

Nhiều người cho rằng lãi suất cho vay mua ô tô hiện vẫn cao. Còn các ngân hàng cho biết cho vay mua ô tô thường có mức độ rủi ro lớn nên lãi suất thường cao.

Lãi suất cao, khách vay gặp áp lực

Lãi suất cho vay mua xe ô tô neo ở mức cao khiến nhiều người vay vốn gặp áp lực lớn.

Một khách hàng vay tiền mua ô tô tại một ngân hàng thương mại cổ phần vừa chia sẻ câu chuyện của mình trên diễn đàn về phương tiện giao thông.

Theo đó, tháng 8/2023, anh vay 400 triệu đồng tại một ngân hàng để mua ô tô với thời hạn vay là 7 năm. Đến tháng 9/2024, dư nợ còn 342,856 triệu đồng, lãi suất lên tới 15%/năm. Với mức lãi suất này, trong kỳ trả nợ ngày 25/9, anh phải trả 8,988 triệu đồng, trong đó số tiền gốc 4,762 triệu đồng, số tiền lãi 4,226 triệu đồng.

Câu chuyện trên thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Những người đang vay ngân hàng mua ô tô cũng có những chia sẻ tương tự. Nhiều người cho biết đang phải vay ngân hàng với lãi suất tương đương.

Hiện nay, lãi suất cho vay mua ô tô của các ngân hàng thường dao động từ 5,8-15%/năm.

Khách hàng có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc những thứ có giá mang thế chấp được hưởng lãi suất thấp, khoảng 5,8-8%.

Còn khi khách hàng dùng chính chiếc ô tô mình mua để thế chấp thì phải chịu lãi suất cao hơn. Bởi khi sử dụng chiếc xe đó hàng ngày, dẫn đến hao mòn, hư hại hoặc gặp rủi ro, làm giảm giá trị. Hiện lãi suất cho vay mua ô tô thế chấp bằng chính chiếc xe tại các ngân hàng dao động từ 12-15%/năm.

Một số hãng xe có chính sách hỗ trợ lãi suất năm đầu thì khách hàng vẫn phải chịu 8%/năm, sang năm thứ 2 lãi suất sẽ tăng lên 12-15% và khách hàng phải chi trả hoàn toàn.

Không ít khách hàng cho biết, họ cảm thấy sai lầm khi vay tiền ngân hàng mua ô tô. Không chỉ phải trả lãi ngân hàng cao, họ còn chịu chi phí “nuôi” xe hàng tháng khá lớn.

Anh Bắc (nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cho biết, năm 2021, anh tích góp được số 400 triệu đồng và vay thêm ngân hàng 200 triệu đồng, thời hạn 3 năm, để mua một chiếc xe mới, để thuận tiện cho việc đi lại và về quê.

Tổng thu nhập của 2 vợ chồng anh khoảng 30 triệu/tháng. Anh dự định khoảng 3 năm sẽ trả hết tiền vay ngân hàng. Nhưng từ khi mua xe ô tô, anh mới thấy phát sinh nhiều chi phí mà trước đó không tính được.

Với số tiền vay ngân hàng 200 triệu đồng, lãi suất cố định 8,6%/năm kéo dài 3 năm, hàng tháng, anh Bắc phải trả khoảng 4,5 triệu đồng cả gốc lẫn lãi.

Ngoài ra, hàng năm, anh còn phải đóng các khoản chi phí sử dụng xe ô tô như: phí đường bộ, bảo hiểm, phí đăng kiểm. Thêm vào đó là những chi phí khác như tiền gửi xe hàng tháng, tiền xăng xe, các loại phí cầu đường, chi phí bảo dưỡng, thay dầu và sửa chữa… Các khoản này tiết kiệm nhất cũng tốn hơn 5 triệu đồng/tháng. Như vậy, tổng chi phí mỗi tháng cho chiếc xe khoảng 10 triệu đồng, chiếm tới 1/3 thu nhập.

Giờ chi phí sinh hoạt ngày một tăng cao nên dù hết sức tiết kiệm nhưng gia đình anh thường xuyên bị thâm hụt tài chính. Anh ước đã không vay tiền mua xe để không bị áp lực như bây giờ.

Nhiều ngân hàng đưa ra mức lãi suất ưu đãi cho vay mua ô tô chỉ từ 5,8-9,5%. Nhưng mức lãi suất này chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ 3-6 tháng. Sau thời gian này, lãi suất sẽ được điều chỉnh lại, có thể bằng mức lãi suất huy động hoặc sẽ áp dụng mức lãi suất thả nổi.

Do đó, theo giới chuyên gia, trước khi ký kết các hợp đồng vay vốn, người vay cần có sự tính toán kỹ lưỡng các điều khoản hợp đồng để tránh rơi vào trạng bị động trước số tiền phải trả hàng tháng vượt quá khả năng chi trả của mình.

Lý do lãi suất vay mua ô tô thường cao

Gần đây, các ngân hàng công bố nhiều chính sách giảm, miễn lãi suất cho vay. Nhưng nhiều khách hàng cho rằng, lãi suất cho vay hiện vẫn cao, nhất là khoản cho vay mua ô tô.

Về vấn đề này, theo đại diện các ngân hàng, cho vay mua ô tô thường có mức độ rủi ro không kém cho vay không tài sản đảm bảo nên lãi suất thường cao.

Lãnh đạo một ngân hàng tư nhân chia sẻ, vay mua ô tô thường có mức lãi suất trung, dài hạn từ 12-15%/năm. Lãi suất trong năm đầu thấp, chỉ 5-7%/năm, do các hãng xe thường có chính sách liên kết với ngân hàng để sẻ hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Đến năm thứ hai, khách hàng phải tự trả lãi suất.

Tài sản đảm bảo khi vay mua ô tô chính là chiếc xe khách hàng mua. Quá trình sử dụng xe khó tránh khỏi các tình huống như tai nạn dẫn đến hư hỏng. Có khách hàng bỏ luôn xe sau khi gây tai nạn và lờ đi khoản nợ cho ngân hàng.

Khi gặp phải những trường hợp như vậy, thiệt hại lớn thuộc về ngân hàng. Vì lý do đó mà cho vay mua ô tô thường có mức độ rủi ro không kém cho vay không tài sản đảm bảo nên lãi suất thường cao.

Còn khi vay không có tài sản đảm bảo, mức lãi suất cho vay mua ô tô thường cao hơn, có thể lên đến 15%/năm.

Tuy nhiên, nhiều ngân hàng hiện nay rất khó khăn trong biệc xử lý tài sản bảo đảm.

Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại cổ phần mới đây, Chủ tịch Ngân hàng VIB Đặng Khắc Vỹ thừa nhận việc xử lý tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu là rất khó khăn. Các tổ chức tín dụng không thể thực hiện việc thu giữ để xử lý tài sản bảo đảm kể cả khi đã có thỏa thuận với khách hàng về phương thức xử lý tài sản bảo đảm và quyền thu giữ tài sản bảo đảm đã được quy định trong hợp đồng bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Nghị định 21 năm 2021 hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 2015.

Theo ông Vỹ, điều này dẫn đến việc xử lý tài sản bảo đảm phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình tố tụng và bán tài sản bảo đảm trong quá trình thi hành án. Trong khi quá trình khởi kiện, tham gia tố tụng và tiến hành thi hành án theo quy định cho mỗi một vụ án thường kéo dài, trong bối cảnh ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro, dừng dự thu lãi trong khi vẫn phải trả chi phí huy động vốn hàng ngày.

Do đó, Chủ tịch VIB đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành ban hành các quy định chấp nhận việc các tổ chức tín dụng được quyền thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm nhằm xử lý, thu hồi nợ xấu trong trường hợp hợp đồng bảo đảm được ký kết hợp pháp có quy định đầy đủ 3 nội dung: quy định một trong những phương thức xử lý tài sản bảo đảm là tổ chức tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, quy định tổ chức tín dụng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm, quy định về trình tự thủ tục để tổ chức tín dụng thu giữ tài sản bảo đảm.

Minh Dũng

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: Cổ phiếu HPG được khối ngoại gom mạnh, thanh khoản cao nhất thị trường

VN-Index 'nhuộm' sắc xanh xuyên suốt thời gian giao dịch phiên 23/12. Tuy nhiên, giao dịch của khối ngoại lại là điểm trừ khi 'quay đầu' bán ròng khoảng 311 tỷ đồng trên toàn thị trường, nhưng cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn được gom mạnh nhất toàn thị trường với giá trị 55 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

‘Quyền ngắt kết nối’ sau giờ làm việc thu hút quan tâm ở Nhật Bản

Trong bối cảnh nhiều người lao động phải đối mặt với việc thời gian riêng tư bị xâm phạm do thư điện tử (email) và cuộc gọi công việc ngoài giờ, khái niệm 'quyền ngắt kết nối' sau giờ làm đang thu hút sự chú ý tại Nhật Bản.

Tiếp tục đọc

Chi cục Hải quan Thái Nguyên: Vượt khó thu ngân sách ở mức cao nhất

Tính từ đầu năm đến ngày 19/12/2024, số thu ngân sách nhà nước của Chi cục Hải quan Thái Nguyên (thuộc Cục Hải quan Bắc Ninh) đạt 2.555 tỷ đồng, bằng 102,2% chỉ tiêu được giao và tăng 4,29% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực vượt khó của Chi cục.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay