ĐBQH đề nghị doanh nghiệp xăng dầu cần được tự do mua bán

ĐBQH đề nghị doanh nghiệp xăng dầu cần được tự do mua bán

Doanh nghiệp, chuyên gia mong muốn nghị định xăng dầu hướng đến thị trường hoá, trong đó, xem xét lại việc cấm thương nhân phân phối mua bán với nhau.

Doanh nghiệp phải được tự do mua bán

Nghị định kinh doanh xăng dầu – dự thảo 04 đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến. Nghị định này sẽ thay thế Nghị định 83 năm 2014, Nghị định 95 năm 2021 và Nghị định 80 năm 2023.

Góp ý hoàn thiện dự thảo, ông Hoàng Trung Dũng – Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ APP cho rằng, kinh doanh xăng dầu hiện nay đang vận dụng theo mô hình quản lý hàng dọc. Đó là hàng hóa từ đầu mối, bán cho thương nhân phân phối, thương nhân phân phối cấp xuống đại lý và đại lý bán cho cửa hàng để cửa hàng bán lẻ cho người dân.

“Trong chuỗi phân phối này, thường xuyên có sự nghi ngờ về hoa hồng giữa các bậc phân phối thấp. Nhà nước đã ấn định giá trần xăng dầu nên hoạt động kinh doanh không thể “nhảy” qua mức giá đã quy định.

Nếu giá giảm, doanh nghiệp đầu mối nhập về lỗ trước, nên buộc phải siết chiết khấu để giảm lỗ cho mình. Các nấc phân phối sau cũng sẽ thực hiện tương tự và thương nhân bán lẻ, các cửa hàng phân phối sẽ không còn gì. Đó chính là nút thắt”, ông Dũng nhấn mạnh.

Để cho hệ thống phân phối xăng dầu đạt được tiêu chí bảo đảm an ninh năng lượng, phục vụ đời sống dân sinh, theo ông Dũng, điều cơ bản nhất là phải đủ chi phí vận hành của hệ thống. Từ đó, chuỗi cung ứng được duy trì, hoạt động ở mức độ tối thiểu là hòa vốn. Phải có một chút tích lũy cho chủ đầu tư, cho cổ đông và những người góp vốn vào doanh nghiệp trong chuỗi kinh doanh xăng dầu.

Ông Hoàng Trung Dũng – Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ APP. Ảnh: Nguyễn Anh

Điều bất cập nhất trong cơ chế chiết khấu hiện nay là nếu dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu không cho thương nhân phân phối, mua bán tự do lẫn nhau và chỉ mua từ đầu mối thì sẽ rất khó khăn cho các nhà phân phối nhỏ lẻ. Vì nếu tất cả các đầu mối đều lỗ thì các doanh nghiệp phân phối sẽ mua hàng của ai khi chiết khấu của các đầu mối ngang nhau.

Phần chiết khấu không đủ bù chi cho chi phí vận chuyển thì các doanh nghiệp tư nhân, chủ cây xăng hoặc công ty phân phối đều lỗ, dẫn tới tình trạng khan hàng xảy ra.

Bên cạnh đó, sau ngày điều chỉnh giá, khi giá xăng dầu được liên bộ nâng giá lên thì tự nhiên hàng hóa có sẵn. Điều này cho thấy, rõ ràng là đầu mối giữ hàng lại và họ cũng siết chiết khấu để chống lỗ cho họ.

“Chúng tôi cho rằng, thương nhân phân phối, doanh nghiệp cần được quyền mua, bán xăng dầu trực tiếp. Về luật, chúng tôi cần được đối xử bình đẳng trong kinh doanh”, ông Dũng bày tỏ.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường – Ủy viên Ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, hiện chúng ta đã ở giai đoạn có đủ các điều kiện để hội nhập vào thị trường. Vì thế, doanh nghiệp phải được tự do mua bán, phải được tự do cạnh tranh.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng doanh nghiệp xăng dầu phải được tự do mua bán. Ảnh: Nguyễn Lan

Nhà nước không nên quy định giá tối đa

Liên quan đến các quy định về giá, ông Nguyễn Tiến Thỏa – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dẫn chứng, Nghị quyết 55 năm 2020 có nêu rõ 2 vấn đề về giá. Đó là, áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng và xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định.

Luật Giá cũng quy định, xăng dầu không thuộc danh mục do Nhà nước định giá. Và quy tắc, đã là cho doanh nghiệp định giá thì Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá.

Theo ông, Nhà nước nên tạo nguyên tắc, quy chế để hướng dẫn doanh nghiệp tính toán, chứ không phải đề ra các chi phí áp đặt doanh nghiệp phải theo. Nhà nước không nên quy định giá tối đa bằng bất kỳ hình thức nào.

Bà Nguyễn Thúy Hiền – Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho hay, điều hành xăng dầu là đa mục tiêu nên cũng khó khăn cho chúng tôi trong quá trình xây dựng, điều hành kinh doanh xăng dầu.

Về chiết khấu, bà Hiền cho hay, chi phí để cấu thành giá thành xăng dầu đang điều hành theo giá tối đa và doanh nghiệp được bán thấp hơn giá này, không vượt qua giá này.

“Chúng tôi xây dựng là phải tính đúng, tính đủ các chi phí. Công thức giá đã được liên bộ quy định rõ trong Thông tư 103, 104 và Nghị định 80 năm 2023”, bà Hiền nói.

Cường Ngô

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay