Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Quyền lợi của khách hàng được bảo đảm

Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN), chuyển giao bắt buộc là một trong các phương án để cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) được kiểm soát đặc biệt, được quy định tại Luật Các TCTD. Đây là một trong những giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu nhằm góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh tài chính tiền tệ quốc gia, ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Vấn đề này được các cấp có thẩm quyền quan tâm, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt; NHNN đã phối hợp chặt chẽ các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan chỉ đạo các ngân hàng xây dựng Phương án chuyển giao bắt buộc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng các quy định của pháp luật.

Mục tiêu của việc chuyển giao là từng bước khôi phục hoạt động bình thường, khắc phục các yếu kém, đưa 2 ngân hàng dần trở thành ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục.

NHNN khẳng định, Vietcombank (VCB), MB là ngân hàng thương mại hàng đầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và nền tảng vững chắc để tổ chức thực hiện thành công các phương án chuyển giao bắt buộc. Đồng thời, với cơ chế được áp dụng theo các quy định của pháp luật, việc nhận chuyển giao bắt buộc cũng là cơ hội để VCB, MB mở rộng hoạt động, triển khai các mô hình kinh doanh mới.

Đại diện NHNN cũng cho biết, sau chuyển giao bắt buộc, CB và OceanBank tiếp tục hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do VCB và MB sở hữu 100% vốn điều lệ; được thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo quy định. Mọi quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền; quyền, nghĩa vụ của khách hàng tại CB và OceanBank tiếp tục được đảm bảo theo đúng thoả thuận và quy định pháp luật.

Tại cuộc họp báo về kết quả hoạt động ngân hàng quý III, ông Nguyễn Đức Long – Phó Chánh Thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN khẳng định, 2 ngân hàng nhận chuyển giao sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ riêng, tùy từng ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Có thể bán ngân hàng chuyển giao cho nhà đầu tư mới?

Đại diện VCB cho biết, sau chuyển giao bắt buộc CB cho VCB, VCB sẽ có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới; có thể nhận sáp nhập, duy trì CB như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng CB cho nhà đầu tư mới trong và sau khi kết thúc phương án chuyển giao bắt buộc.

CB tiếp tục hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do VCB sở hữu 100% vốn điều lệ; được thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo quy định. Mọi quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền; quyền, nghĩa vụ của khách hàng tại CB tiếp tục được đảm bảo theo đúng thoả thuận và quy định pháp luật.

Đáng chú ý, VCB cho biết, CB là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính (BCTC) vào BCTC hợp nhất của VCB. Cùng với đó, VCB thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với CB theo quy định và không góp vốn vào CB trong thời gian CB còn lỗ lũy kế; VCB tham gia quản trị, điều hành và triển khai các biện pháp hỗ trợ như phương án chuyển giao bắt buộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, VCB và CB được áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo quy định tại Luật Các TCTD, các quy định của pháp luật có liên quan được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đại diện MB cho biết, sau khi chuyển giao về MB, các quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng tại OceanBank được đảm bảo theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật; các hoạt động dịch vụ của OceanBank được đảm bảo thông suốt, liên tục. MB sẽ ưu tiên nguồn lực từ phát triển kinh doanh, nguồn vốn, công nghệ, nhân sự… để hỗ trợ thành viên mới. OceanBank tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững, hiệu quả, tăng năng lực tài chính và công nghệ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Hội đồng quản trị MB cũng quyết định cử ông Lê Xuân Vũ, Thành viên Ban điều hành MB là người đại diện MB, đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc thường trực của OceanBank. Với gần 30 năm kinh nghiệm và nhiều năm đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao tại các tổ chức tín dụng uy tín, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi, hiện đại hoá ngân hàng, lãnh đạo MB kỳ vọng ông Vũ sẽ góp phần gia tăng năng lực quản trị, điều hành của OceanBank trong thời gian tới.

Nhật Thu-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Ngành kinh tế sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong năm nay, có đóng góp lớn từ dự án được đầu tư 200 triệu USD

Triển vọng tăng trưởng năm 2025 cho chi tiêu của ngành này với dự báo của Gartner và Canalys lần lượt là 9,3% và 8,3% so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

Tin tức kinh tế ngày 12/1: Cổ phiếu ngân hàng còn nhiều dư địa tăng trưởng

Cổ phiếu ngân hàng còn nhiều dư địa tăng trưởng năm 2025; Giá gạo xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm; Sầu riêng, mít Việt Nam nhận cảnh báo từ thị trường Trung Quốc… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 12/1.

Tiếp tục đọc

Nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Nga-Việt

Trong 10 tháng đầu năm 2024, đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì với mức tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước; cả xuất khẩu và nhập khẩu từ Việt Nam đều tăng trưởng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay