Vietcombank, MB thêm lợi thế gì khi nhận CBBank và OceanBank ?

Vietcombank, MB thêm lợi thế gì khi nhận CBBank và OceanBank ?

Việc nhận chuyển giao CBBank và OceanBank giúp Vietcombank và MB được một số quyền lợi như nhận được hạn mức tín dụng cao hơn, được nới giới hạn về cho vay và có thêm dư địa tăng trưởng.

Chiều 17/10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức lễ công bố quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).

Mục tiêu chuyển giao bắt buộc là để các ngân hàng này hoạt động bình thường, khắc phục lỗ luỹ kế, đảm bảo các quy định về an toàn hoạt động, chấm dứt kiểm soát đặc biệt.

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CBBank và OceanBank sẽ là các ngân hàng thương mại TNHH một thành viên do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ. Mọi quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, quyền, nghĩa vụ của khách hàng tại CBBank, OceanBank tiếp tục được bảo đảm theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật.

Còn đối với Vietcombank và MB, việc nhận chuyển giao CBBank và OceanBank sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các “ông lớn” này.

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên, ban lãnh đạo Vietcombank và MB tiết lộ sẽ nhận được nhiều chính sách ưu đãi về tài chính và các cơ chế khác khi nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để hai “ông lớn” này có thể tăng trưởng vượt trội trong những năm tới.

Cụ thể, khi nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém, các “ông lớn” này có thể được nới tỷ lệ sở hữu (room) của nhà đầu tư ngoại từ 30% lên 49%; được nới giới hạn về cho vay; được NHNN cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi 0% trong thời gian thực hiện chuyển giao bắt buộc…

Trong tài liệu phục vụ cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, ban lãnh đạo Vietcombank cho biết việc nhận chuyển giao tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém sẽ góp phần vào sự phát triển lành mạnh và ổn định của ngành ngân hàng, nền kinh tế; đồng thời mang lại lợi ích cho cổ đông của Vietcombank.

Hơn nữa, Vietcombank có thể nhận được sự hỗ trợ, điều kiện từ phía Chính phủ, NHNN, theo quy định tại Luật các TCTD, các quy định của pháp luật có liên quan được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại phương án chuyển giao bắt buộc. Điều này tạo ra cho ngân hàng động lực mới, cơ hội phát triển mới trong thời gian tới.

Ông Đỗ Việt Hùng, thành viên HĐQT Vietcombank, cho hay nếu nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém, Vietcombank sẽ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn, đã được Luật TCTD 2024 quy định. Ngoài ra, tổ chức nhận chuyển giao sẽ có quyền định đoạt, xử lý tổ chức chuyển giao bắt buộc: nếu tìm được tổ chức nước ngoài phù hợp, có thể bán tổ chức nhận chuyển giao, duy trì hoặc có phương án khác như chuyển đổi, cải cách.

Với MB, Chủ tịch Lưu Trung Thái cho biết tại ĐHĐCĐ 2024: “Nếu được phê duyệt phương án nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng thì mức tăng trưởng của ngân hàng sẽ cao hơn”.

Trước đó, ban lãnh đạo của MB đã nhiều lần chia sẻ về những lợi ích khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, lãnh đạo nhà băng này cho biết, việc nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD giúp MB có cơ hội tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1,5-2 lần trong dài hạn. Đồng thời, cải thiện thứ hạng cạnh tranh và có nhiều không gian tăng trưởng mới.

Hơn nữa, với việc tối ưu mạng lưới kênh phân phối của MB và TCTD được chuyển giao bắt buộc cùng với các điều kiện ưu tiên được phát triển mạng lưới trong tương lai sẽ giúp MB tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư, tăng độ bao phủ phục vụ khách hàng theo chiến lược bán lẻ và chuyển đổi số.

Thêm vào đó, trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc, MB được xử lý phần vốn góp, xử lý cổ phần dưới các hình thức phù hợp hoặc sáp nhập theo phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt, giúp MB có cơ hội tạo giá trị thặng dư vốn và/hoặc tăng quy mô cho MB.

Nhìn chung, các ngân hàng tham gia hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng yếu kém đều tin rằng việc nhận chuyển giao sẽ có tác động tích cực, nhờ điều kiện thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị phần, hay tận dụng mạng lưới của ngân hàng yếu kém. Chương trình này còn cải thiện sức khỏe chung của hệ thống ngân hàng.

Mai Anh

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Viettel mở rộng thị trường xuất khẩu cáp quang sang Bắc Mỹ và châu Âu

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024, Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) và Network Cable Co., Ltd. (NWC) – Hàn Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác và hợp đồng khung, cam kết đồng hành phát triển trong lĩnh vực cáp quang và phụ kiện viễn thông.

Tiếp tục đọc

EU chuẩn bị gói trừng phạt thứ 16 chống Nga nhân ‘kỷ niệm’ 3 năm

Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị thông qua gói trừng phạt thứ 16 đối với Nga vào ngày 24/2 tới, nhân dịp kỷ niệm 3 năm kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn tại Ukraine.

Tiếp tục đọc

ACV: Ước vượt 28% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

ACV ước đạt lợi nhuận trước thuế năm 2024 là 11.981 tỷ đồng, vượt 28% kế hoạch năm và tăng 35% so với năm 2023. Doanh nghiệp cam kết đưa nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hoạt động đúng dịp 30/04/2025.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay