“Tượng đài” công nghệ Intel: Sụp đổ hay vững vàng trước sóng gió?

“Tượng đài” công nghệ Intel: Sụp đổ hay vững vàng trước sóng gió?

Từ một “gã khổng lồ” chuyên sản xuất và phát triển chip xử lý cùng nhiều sản phẩm siêu công nghệ khác, Intel đang đối mặt với nguy cơ đi vào vết xe đổ của Nokia và Kodak.

Bức tranh kinh doanh ảm đạm

Intel vừa trải qua một quý kinh doanh thảm họa khiến công ty từng là nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, phải đi qua một giai đoạn sóng gió chưa từng có.

Intel đã báo cáo biên lợi nhuận gộp không theo GAAP quý 2 năm 2024 là 38.7%, giảm khoảng 1.1% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù con số không tệ nhưng nó thấp hơn nhiều mục tiêu 43.5% trong quý trước.

Ngày 1/8, Intel mất hơn 1/4 giá trị thị trường của mình ngay sau khi công bố kết quả kinh doanh quý II, cổ phiếu mất thêm 8% kể từ đó – tệ hơn mức lỗ của hầu hết các cổ phiếu chip khác trong đợt bán tháo toàn cầu vào tuần trước đó. Cổ phiếu Intel hiện đã mất khoảng 68% kể từ khi CEO Pat Gelsinger lần đầu tiên vạch ra kế hoạch thay đổi của mình sau khi trở lại công ty vào đầu năm 2021. Biên lợi nhuận gộp điều chỉnh của Intel giảm mạnh xuống còn 38,7% trong quý 2, thấp hơn 5% so với kỳ vọng của Phố Wall.

Dữ liệu của FactSet cho thấy Intel cũng đang giao dịch dưới giá trị sổ sách lần đầu tiên kể từ năm 1981. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư hiện đang định giá một trong những nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới thấp hơn giá trị của các nhà máy và các tài sản khác trong bảng cân đối kế toán của công ty.

Theo ước tính từ Visible Alpha, doanh thu từ trung tâm dữ liệu của Intel dự kiến ​​sẽ đạt 12,6 tỷ USD trong năm nay, ít hơn một nửa so với mức đỉnh điểm vào 4 năm trước. Sự thay đổi nhanh chóng trong chi tiêu dành cho trí tuệ nhân tạo (AI) đã thúc đẩy Intel công bố một kế hoạch đầy tham vọng và tốn kém cách đây 3 năm để điều chỉnh quy trình sản xuất của mình theo quy trình của đối thủ Đài Loan TSMC.

Tuy nhiên, khi đi vào thực hiện, Intel lại phải đối mặt với doanh số bán hàng giảm mạnh ở các thị trường chính và chi phí sản xuất tăng cao đã buộc công ty phải thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn để bảo toàn khối lượng tiền mặt, bao gồm sa thải 15% lực lượng lao động, cắt giảm đầu tư vào việc xây dựng và trang bị các cơ sở sản xuất và tạm dừng thanh toán cổ tức, điều mà Intel đã thực hiện từ năm 1992. Công ty hiện đang tuyển dụng hơn 125,000 công nhân, vì vậy có thể sẽ có tới 19,000 người sẽ bị sa thải.

Một trong những lí do chính khiến Intel lỗ tới hơn 1,6 tỷ USD mặc dù mảng kinh doanh máy tính và máy chủ vẫn có lãi, là do bộ phận sản xuất chip Foundry đã đầu tư rất nhiều tiền vào các nhà máy mới và công nghệ in thạch bản cực tím (EUV). Foundry đã lỗ 7 tỷ USD trong 2023 và tiếp tục lỗ thêm 2.8 tỷ USD trong quý này.

Việc mất cổ tức khiến các nhà đầu tư của Intel không còn nhiều thứ để nắm giữ, và Intel hiện là một trong ba cổ phiếu Dow không trả cổ tức, khiến hãng này hiện đang đối mặt với rất nhiều dấu hỏi lớn từ nhà đầu tư lẫn người dùng. Intel vẫn chưa phải là một công ty lớn trong lĩnh vực chip máy chủ AI như Nvidia, thậm chí ở mảng AI còn đang bị thụt lùi trước AMD. Sự gia nhập vào thị trường đồ họa chưa gây được ấn tượng nào.

Intel cũng phải chạy đua phân khúc chip laptop để giải quyết mối đe dọa hiện hữu của các chip Arm từ Qualcomm và Apple. Từ nhà sản xuất chip máy tính “độc cô cầu bại” trong cả phân khúc laptop, máy tính để bàn lẫn máy chủ, giờ đây Intel đã phải đối đầu với rất nhiều đối thủ trong mọi phân khúc.

Ngoài ra, Intel cũng đang phụ thuộc một phần vào TSMC mặc dù có nhà máy sản xuất riêng để có thể theo kịp sản lượng và đặc biệt là mục tiêu thu nhỏ tiến trình sản xuất cho CPU. Microsoft gần đây đã đi theo Apple trong việc loại bỏ chip Intel cho laptop mới nhất của mình bao gồm Surface Laptop và Surface Pro, ra mắt nền tảng ​​Copilot+ PC độc quyền với Qualcomm.

Intel hiện đang phải đối mặt với hai thế hệ CPU máy tính để bàn có khả năng bị lỗi (Gen 13 và 14), mặc dù công ty hiện tin rằng họ có thể giảm thiểu vấn đề này bằng bản cập nhật phần mềm và hiện không có kế hoạch thu hồi.

Bài học nhãn tiền từ Nokia

Liệu Intel có đi theo con đường tương tự như Nokia, một công ty từng thống trị nhưng đã mất đi vị thế?

Nokia từng là vua điện thoại di động, nắm giữ gần một nửa thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm, Nokia đã mất gần như tất cả vì đã không thích nghi với thị trường đang thay đổi từng ngày trong bối cảnh kỷ nguyên số phát triển như vũ bão. Công ty này đã chống lại điện thoại màn hình cảm ứng, gắn bó với hệ điều hành riêng thay vì Android và bỏ qua tầm quan trọng ngày càng tăng của các ứng dụng.

Những sai lầm này này đã phải trả giá rất đắt. Intel cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự khi các dự án trước đây như kiến ​​trúc Netburst và bộ xử lý Itanium đều là những thất bại tốn kém. Mặc dù những thất bại ấy không làm tê liệt công ty, nhưng chúng cho thấy sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro mà không phải lúc nào cũng được đền đáp.

Hiện tại, Intel phải đối mặt với một mối đe dọa mới: chip ARM. Những con chip này tiết kiệm năng lượng hơn và mang lại hiệu suất tốt hơn cho nhiều tác vụ. Apple đã cho thế giới thấy tiềm năng của ARM với chip dòng M của mình và các công ty khác cũng đang noi theo. Và Intel đang phải vật lộn để cạnh tranh với công nghệ mới này.

Công ty cũng gặp phải vấn đề với quy trình sản xuất của mình. Việc tự sản xuất chip có những lợi thế, nhưng cũng cản trở khả năng áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới nhất và tuyệt vời nhất của Intel. Điều này dẫn đến các vấn đề về hiệu suất với các thế hệ CPU Intel gần đây.

Tệ hơn nữa, các chip mới nhất của Intel có thể có một lỗi thiết kế nghiêm trọng. Mặc dù tác động đầy đủ của vấn đề này vẫn chưa được biết, nhưng đây là một đòn giáng nữa vào danh tiếng của công ty.

Lịch sử cho thấy ngay cả những công ty lớn nhất cũng có thể sụp đổ nếu họ không thích nghi. Kodak là ông vua máy ảnh nhưng hụt chân với công nghệ số. Còn Blackberry, một trong những hãng đầu tiên ra smartphone, lại không theo kịp xu hướng thị trường.

Intel còn một chặng đường dài trước khi rơi vào mức suy thoái của Nokia, nhưng những dấu hiệu cảnh báo đã ở đó. Công ty cần phải đổi mới và tìm cách cạnh tranh trong bối cảnh điện toán đang thay đổi. Nếu Intel không hành động nhanh chóng, công ty có nguy cơ trở thành Nokia tiếp theo.

Intel cho biết hiện công ty đang tái cấu trúc, tạm dừng trả cổ tức và chi tiêu ít hơn, nhưng sẽ vẫn duy trì các khoản đầu tư cốt lõi để thực hiện chiến lược và xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn bền vững và có khả năng phục hồi tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.

An Khê

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay