SD6: Sông Đà 6 bất ngờ báo lãi sau 5 quý thua lỗ liên tiếp

SD6: Sông Đà 6 bất ngờ báo lãi sau 5 quý thua lỗ liên tiếp

Doanh thu thuần đi xuống song với việc tiết giảm triệt để giá vốn, chỉ chiếm hơn 7 tỷ đồng giúp Sông Đà 6 đem về hơn 23,8 tỷ đồng lãi gộp trong quý III/2024.

Sau 5 quý thua lỗ triền miên, mới đây Công ty Cổ phần Sông Đà 6 (UpCOM: SD6) đã công bố báo cái tài chính quý III/2024 có lãi trở lại.

Cụ thể, doanh thu thuần quý này của công ty đạt xấp xỉ 31 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu đi xuống song với việc tiết giảm triệt để giá vốn, chỉ chiếm hơn 7 tỷ đồng giúp Sông Đà 6 đem về hơn 23,8 tỷ đồng lãi gộp trong quý III/2024, vượt xa khoản lỗ gộp 21,2 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn của cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, quý này công ty còn ghi nhận chi phi tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đồng loạt giảm mạnh so với cùng kỳ.

Sau khi khấu trừ đi mọi chi phí và thuế, Sông Đà 6 báo lãi sau thuế đạt hơn 12 tỷ đồng, đây là quý đầu tiên doanh nghiệp có lãi trở lại kể từ quý I/2023 tới nay.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 88,5 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh 2 quý đầu năm đều lỗ khiến lợi nhuận luỹ kế 3 quý đầu năm của công ty chỉ đạt 83 triệu đồng. Dù lợi nhuận luỹ kế không cao nhưng so với con số lỗ lên tới 75 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước, 9 tháng đầu năm 2024 có thể coi là khoảng thời gian kinh doanh khởi sắc của Sông Đà 6.

Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của công ty đạt 895 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với đầu năm. Đa số tài sản của công ty nằm tại hàng tồn kho (chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) và các khoản phải thu ngắn hạn, lần lượt đạt 426 tỷ đồng và 371 tỷ đồng.

Ở phía bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của Sông Đà 6 đạt 717 tỷ đồng, chiếm 80% tổng tài sản. Trong đó, chỉ có gần 254 tỷ đồng vay nợ tài chính, toàn bộ đều là nợ ngắn hạn.

Vốn điều lệ của công ty tại cuối quý III/2024 đạt 347,7 tỷ đồng, trong đó Tổng Công ty Sông Đà – CTCP góp vốn hơn 226 tỷ đồng, tương đương 65% vốn điều lệ; vốn cổ đông khác góp 121,7 tỷ đồng, tương đương 35% vốn điều lệ. Lợi nhuận sau thuế luỹ kế tại thời điểm 30/9/2024 của công ty ghi nhận âm 277 tỷ đồng.

Diễn biến thị giá cổ phiếu SD6.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SD6 của công ty đã bị huỷ niêm yết bắt buộc kể từ đầu tháng 9/2024 do có kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục (2021, 2022, 2023).

Hiện 34,7 triệu cổ phiếu SD6 đã được chuyển về giao dịch trên thị trường UpCOM. Sau thông tin kết quả kinh doanh khởi sắc được công bố, thị giá mã này có xu hướng tăng trưởng tốt, chốt phiên ngày 21/10 với mức giá tăng trần ở 3.100 đồng/cổ phiếu.

Công ty Cổ phần Sông Đà 6 tiền thân là Công ty Xây dựng Thuỷ công được thành lập năm 1983. Năm 2006, công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh hoạt động là Công ty Cổ phần. Công ty được biết đến là một thành viên thuộc họ “Sông Đà” do Tổng Công ty Sông Đà – CTCP (UpCOM: SJG) nắm quyền chi phối.

Hoạt động kinh doanh chính của công ty là xây lắp các công trình thủy điện, thủy lợi, giao thông, dân dụng và công nghiệp.

Một số dự án tiêu biểu mà công ty tham gia đầu tư, xây dựng có thể kể đến như Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Sơn La, Hầm đường bộ qua Đèo Ngang, Nhà ở thấp tầng KĐT Nam An Khánh…

Nguyễn Hồng Nhung

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

POW: Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 là bàn đạp duy trì lợi thế cạnh tranh cho PV Power trong năm 2025

Các dự báo từ thị trường đầu tư đều cho rằng với lợi thế là nhà sản xuất điện khí lớn nhất Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - MCK: POW) sẽ duy trì vị trí dẫn đầu ngành điện, có lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần, đưa cổ phiếu POW ở triển vọng tích cực trong năm 2025.

Tiếp tục đọc

Shark Bình: “Sai lầm của startup là coi nhẹ vị trí kế toán”

Trả lời trong một tọa đàm, Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group, cho rằng nhiều startup đang gặp vấn đề quản trị nội bộ, đặc biệt quản trị tài chính.

Tiếp tục đọc

150 thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bị nợ lương lên tới hàng chục triệu yên

Chủ tịch công ty Nhật Bản này chia sẻ với Kyodo News rằng họ không thể trả lương do thiếu tiền hoạt động.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay