Nắm giữ ‘con át chủ bài’ để gây sức ép với Mỹ và đồng minh, thành viên đứng thứ 3 OPEC xúc tiến thêm giải pháp xuất khẩu dầu giữa xung đột leo thang

Nắm giữ ‘con át chủ bài’ để gây sức ép với Mỹ và đồng minh, thành viên đứng thứ 3 OPEC xúc tiến thêm giải pháp xuất khẩu dầu giữa xung đột leo thang

Iran đang tìm cách đa dạng hóa giải pháp xuất khẩu dầu trong bối cảnh xung đột với Israel leo thang có thể đe dọa eo biển chiến lược Hormuz.

Iran đang dần tìm ra cách tránh phụ thuộc quá mức vào eo biển chiến lược Hormuz để xuất khẩu dầu trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Iran và lệnh trừng phạt gia tăng.

Kho cảng xuất khẩu dầu Jask của Iran đã đi vào hoạt động cách đây vài năm nhưng vẫn ở mức hạn chế. Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy kho cảng này đã được lấp đầy một phần. Đây được coi là một bước phát triển quan trọng trong chiến lược xuất khẩu dầu của Tehran.

Tầm quan trọng của kho cảng Jask đã tăng lên gần đây khi căng thẳng với Israel gia tăng. Trong các giai đoạn bất ổn, Iran thường xuyên đe dọa đóng eo biển Hormuz.

Eo biển Hormuz nằm giữa Iran và Oman được coi là át chủ bài để Iran gây sức ép với Mỹ và đồng minh Israel. Khoảng 1/5 sản lượng dầu thô và sản phẩm hóa dầu của thế giới đi qua eo biển này, biến khu vực thành một trong những huyết mạch hàng hải quan trọng nhất Trung Đông và thế giới. Iran cũng phụ thuộc vào eo biển này để xuất khẩu dầu.

Kho cảng Jask nằm trên vịnh Oman, phía Nam Eo biển Hormuz. Tehran có thể vận chuyển dầu từ cảng này qua đường ống Goureh-Jask mà không cần tàu chở dầu đi qua eo biển Hormuz. Do đó, kho cảng dầu này có thể giúp Iran giảm phụ thuộc vào tuyến đường thủy hẹp này, mở ra nhiều lựa chọn hơn cho nước này.

Theo hình ảnh vệ tinh, một nửa công suất kho cảng Jask đã được sử dụng. Nhưng những thách thức vẫn còn. Nhà ga có công suất thiết kế nạp 1 triệu thùng mỗi ngày và lưu trữ 20 triệu thùng. Tuy nhiên, chỉ có 1 trong 3 phao nạp đã được lắp đặt.

Hoạt động tải hàng gần đây nhất tại Jask diễn ra từ ngày 9-19/9, khi siêu tàu chở dầu Dune của Iran chở khoảng 2 triệu thùng dầu thô. Đây là lần tải hàng lớn đầu tiên tại Jask kể từ lần chạy thử đầu tiên vào năm 2021, TankerTrackers.com, một công ty chuyên theo dõi các chuyến hàng dầu của Iran cho biết.

Hoạt động một phần của nhà ga Jask có thể báo hiệu một sự thay đổi trong chiến lược xuất khẩu của Iran nhằm thúc đẩy dòng chảy dầu mỏ và giảm thiểu rủi ro liên quan đến eo biển Hormuz.

Iran hiện là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới và mặc dù đang chịu lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ Mỹ và phương Tây. Một cuộc tấn công của Israel vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran, đặc biệt là cảng xuất khẩu lớn nhất trên đảo Kharg, có thể gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng trên thị trường toàn cầu. Điều này có thể dẫn đến việc mất khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, làm tăng giá dầu lên mức cao chưa từng có.

Theo báo cáo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), sản lượng dầu thô của Iran trong quý 2/2024 đạt mức trung bình 3,237 triệu thùng/ngày, tăng 58.000 thùng/ngày so với quý trước đó. Các số liệu của OPEC cho thấy Iran vẫn duy trì vị trí nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 trong OPEC. Dầu thô của Iran được bán ở mức giá trung bình 83,65 USD/thùng trong 6 tháng đầu năm nay, trong khi giá dầu thô của Saudi Arabia là 85,31 USD/thùng.

Theo Oilprice

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay