Doanh nghiệp Việt tìm chìa khóa mở ‘cánh cửa’ 10 nghìn tỷ USD ở thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt tìm chìa khóa mở ‘cánh cửa’ 10 nghìn tỷ USD ở thị trường Halal

Với quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028, được nhận định là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ phải đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, chứng nhận thực phẩm Halal, mà còn phải nâng cao khả năng cạnh tranh.

Chiều 22/10, Hội nghị Halal “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững” đã được tổ chức tại Hà Nội, do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Mở ra nhiều cơ hội lớn cho hàng Việt 

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, trong nhiều năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng sử dụng trên toàn cầu, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo. Có được điều này là do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về an toàn thực phẩm, xanh, sạch, phát triển bền vững. “Điều này mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, quốc gia xuất khẩu đa dạng các sản phẩm trên nhiều lĩnh vực.

Ngành Halal Việt Nam ngày càng được quan tâm phát triển, đặc biệt, năm 2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm Halal Việt Nam.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt khẳng định, thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài nước để xây dựng hệ sinh thái Halal Việt Nam bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cao nhất. Việt Nam mong muốn được hợp tác với các đối tác để xây dựng ngành Halal Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Chủ tịch Cơ quan chứng nhận Halal Ấn Độ, TS. Mohamed Jinna cho hay, nền kinh tế Halal toàn cầu trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD, mang lại cơ hội vô cùng lớn cho tăng trưởng kinh tế, mở rộng thương mại và thu hút đầu tư. Đánh giá cao Việt Nam trong việc tạo ra các nền tảng cho hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực Halal, TS. Mohamed Jinna khẳng định, đây là con đường đầy tầm nhìn mà Việt Nam đã theo đuổi.

Đồng quan điểm, ông Mr. Ihsan ÖVÜT, Tổng Thư ký Viện Tiêu chuẩn các quốc gia Hồi giáo (SMIIC) cho hay, ngành công nghiệp Halal đang mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch do nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ được chứng nhận Halal đang tăng lên nhanh chóng.

Bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn Halal trong hoạt động du lịch, Việt Nam sẵn sàng mở rộng cửa để đón tiếp nhiều đối tượng khách du lịch hơn, đặc biệt là du khách từ các quốc gia Hồi giáo. Từ đó, Việt Nam định vị mình như một điểm du lịch hấp dẫn và tôn trọng các nhu cầu văn hóa và tôn giáo trên thế giới.

Không chỉ dừng lại ở du lịch, ông Ihsan ÖVÜT đánh giá, nền kinh tế Halal còn mang đến cho Việt Nam nhiều tiềm năng chưa được khai thác trong các lĩnh vực khác như thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Tuy nhiên, lợi ích từ ngành công nghiệp Halal chỉ có thể được phát huy toàn diện khi áp dụng các tiêu chuẩn chung và tuân thủ các quy trình kiểm định của chứng nhận Halal. Đây là lúc vai trò của SMIIC trở nên quan trọng.

“Chúng tôi đang có những dự án tiêu chuẩn về dịch vụ cung cấp bữa ăn Halal trên tàu, cảng chuỗi cung ứng Halal, nhận dạng sản phẩm chứa thịt heo, bao bì Halal, spa chăm sóc sức khỏe theo dịch vụ du lịch Halal, du lịch y tế Halal, đạo đức và giá trị Hồi giáo trong hệ thống quản lý Halal… Những tiêu chuẩn này đều sẽ sớm được công bố tới người tiêu dùng trong thời gian sắp tới”, Tổng Thư ký SMIIC nói.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Cognitive Market Research, giá trị thị trường thực phẩm Halal toàn cầu dự kiến đạt hơn 2.500 tỷ USD trong năm nay và sẽ tăng lên mức 4.900 tỷ USD vào năm 2031, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường này.

Bà Nguyễn Minh Phương – Trưởng phòng Tây Á, châu Phi – Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) nhận định, thị trường Trung Đông có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm Halal, đặc biệt là nông sản, nên rất tiềm năng cho hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam.

Trong bức tranh chung đó, thị trường Halal Pakistan đang mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam. Theo bà Faiza Shafqat, Tham tán Thương mại và Đầu tư của Đại sứ quán Pakistan tại Việt Nam, với dân số Hồi giáo đông đảo, nhu cầu về các sản phẩm Halal tại Pakistan là rất lớn.

Để hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, đội ngũ Tham tán thương mại Pakistan sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Halal của Việt Nam có mặt tại thị trường này.

Tuân thủ các tiêu chuẩn Halal ra sao?

Tuy nhiên, để thâm nhập vào thị trường Halal MENA, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt theo quy định của luật Hồi giáo.

Đơn cử, Luật Hồi giáo có các đạo luật mang đậm màu sắc tôn giáo. Halal là tiêu chuẩn dựa trên luật Hồi giáo, trong đó có các quy định đặc biệt liên quan đến vấn đề ăn kiêng, nguồn gốc thức ăn và cách chế biến theo một quy trình riêng biệt. Halal trong tiếng Arab có ý nghĩa là “sự cho phép” hay “hợp pháp”, trái với Haram (không được phép, bị cấm).

Để thâm nhập vào thị trường Halal, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt theo quy định của luật Hồi giáo.

Tiêu chuẩn Halal bao gồm các quy định, thể hiện sự phù hợp dành cho người tiêu dùng Hồi giáo. Chứng nhận Halal là một căn cứ để chứng minh các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm Halal tuân thủ các quy định của luật Hồi giáo. Thực phẩm Halal được định nghĩa là thực phẩm không có thành phần mà cộng đồng Hồi giáo không được phép tiêu thụ.

Theo quy định của luật Hồi giáo, thực phẩm Halal được sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối theo các quy trình nghiêm ngặt về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do đó, các thực phẩm Halal được chứng nhận là những sản phẩm đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, đạo đức trong quy trình chế biến, chất lượng, xanh, sạch, đảm bảo sức khỏe.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, điểm yếu của nông sản Việt Nam là tư duy và trình độ quản lý vận hành doanh nghiệp còn thiếu và yếu; thiếu nguồn vốn đầu tư cho trang thiết bị, công cụ kiểm tra kiểm soát chất lượng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam lại chưa hiểu nhiều về văn hóa tiêu dùng, kinh doanh của các nước Hồi giáo, dẫn tới tâm lý e ngại và chưa chịu đầu tư. Gặp nhiều khó khăn trong chứng nhận, nhiều tiêu chuẩn chứng nhận riêng biệt cho từng khu vực và tốn nhiều chi phí. Hệ thống còn sản xuất chung với các sản phẩm haram (heo, chất có cồn).

Doanh nghiệp thiếu nguồn nhân sự (nhân viên theo đạo Hồi làm quản lý quy trình sản xuất Halal) và nguyên liệu Halal, chưa hiểu rõ về các tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng nhận Halal cũng như các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam.

Chia sẻ về câu chuyện xuất khẩu thị trường Halal, ông Nguyễn Văn Cảm – Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết, tổ hợp nhà máy CPV Food Bình Phước thuộc C.P. Việt Nam. Công ty CPV Food Bình Phước cũng là một trong số ít doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi đạt chứng nhận chuẩn Halal quốc tế.

Hiện nhà máy đạt được các chứng nhận như sau ISO 9001, ISO 22000, GFSI như BRC và FSSC. Các thị trường EU, UK đòi hỏi thêm các yêu cầu về phúc lợi động vật được chính cơ quan tổ chức có uy tín trên thị trường cấp chứng nhận.

Để tiến vào thị trường Hồi giáo, các sản phẩm của công ty còn được yêu cầu phải có chứng nhận Halal quốc tế phù hợp với từng quốc gia. “Mỗi quốc gia đặt ra các tiêu chuẩn khác nhau nên quá trình đàm phán kéo dài, mất rất nhiều thời gian và cơ hội cho doanh nghiệp. Để sản phẩm đến được với thị trường Halal, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục thú y: Giới thiệu vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Newcatle trên trang web Tổ chức Thú y thế giới (WOAH), xây dựng chỉ dẫn địa lý để các nước sớm chấp thuận thịt tươi đông lạnh. Tiếp tục đàm phán có kết quả đối với thị trường nhằm tối đa hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường…” – ông Cảm đề xuất.

Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: “Thị trường Halal đang mở ra những cơ hội vô cùng lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam và các ngành nói chung. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa tiềm năng này, các doanh nghiệp cần hành động ngay. Việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước và các chuyên gia trong ngành là điều kiện tiên quyết. Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một quy trình sản xuất chặt chẽ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Halal.

Hội nghị Halal toàn quốc diễn ra trong bối cảnh thị trường Halal toàn cầu có tiềm năng phát triển lớn, quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến tăng lên khoảng 10.000 tỷ USD năm 2028. Nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo hiện đang tham gia tích cực vào thị trường Halal toàn cầu.

Việc tham gia hiệu quả, bài bản vào thị trường Halal toàn cầu sẽ giúp khai mở thị trường Halal giàu tiềm năng, tạo thêm động lực mới cho phát triển kinh tế bền vững của đất nước, qua đó hình thành nên một cấu phần mới, quan trọng của nền kinh tế, đó là hệ sinh thái Halal.

Hồng Hương-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Tổng thống Mỹ Joe Biden ‘trút’ gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.

Tiếp tục đọc

Bất động sản nhà ở dự báo tăng mạnh trong năm nay

Bất động sản nhà ở dự báo sẽ phát triển trong năm 2025 nhờ triển vọng kinh tế tích cực và nguồn cung mới gia tăng kéo theo nhu cầu vay vốn mua nhà tăng. Theo đó, các chuyên gia dự báo, tăng trưởng cho vay mua nhà dự kiến có thể tăng gấp đôi, từ mức khoảng 10% vào năm ngoái lên gần 20% trong năm nay.

Tiếp tục đọc

Ngành kinh tế sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong năm nay, có đóng góp lớn từ dự án được đầu tư 200 triệu USD

Triển vọng tăng trưởng năm 2025 cho chi tiêu của ngành này với dự báo của Gartner và Canalys lần lượt là 9,3% và 8,3% so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay