VCB: Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đồng ý bổ sung gần 20.700 tỷ đồng cho Vietcombank

VCB: Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đồng ý bổ sung gần 20.700 tỷ đồng cho Vietcombank

Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank như tờ trình của Chính phủ và các tài liệu kèm theo nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội.

Chiều nay (23/10), Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội tờ trình về chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước vào Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Theo tờ trình của Chính phủ, vốn điều lệ hiện nay của Vietcombank là 55.891 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với nhiều ngân hàng TMCP tư nhân. Nếu không được tăng vốn điều lệ, Vietcombank sẽ không thể đảm bảo vai trò chủ lực, định hướng thị trường ngân hàng và mở rộng tín dụng, nhất là cho vay các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ nền kinh tế của đất nước.

Do vậy, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng việc bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 là rất cần thiết. Việc bổ sung vốn cũng giúp cho ngân hàng nâng cao năng lực tài chính để phấn đấu vươn ra khu vực nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á.

Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đồng ý bổ sung gần 20.700 tỷ đồng cho Vietcombank.

Vietcombank đề xuất được đầu tư bổ sung vốn Nhà nước với số tiền là hơn 20.695 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư riêng lẻ, phát hành trái phiếu và phát hành cổ phiếu trả cổ tức…

Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, trong bối cảnh hiện nay, việc phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư riêng lẻ và phát hành trái phiếu tăng vốn không khả thi. Vì vậy, ở thời điểm này, Vietcombank đề xuất cho phép được sử dụng lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập để tăng vốn điều lệ thông qua hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Theo phương án mà Chính phủ đề xuất, Vietcombank sẽ phát hành 2.766.600.173 cổ phiếu để chia cổ tức, tỷ lệ chi trả 49,5%. Sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu, Vietcombank sẽ có vốn điều lệ 83.557 tỷ đồng. Nguồn sử dụng để phát hành và tăng vốn điều lệ là lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021. Trong đó: Cổ đông Nhà nước: 20.695 tỷ đồng và cổ đông ngoài nhà nước là 6.971 tỷ đồng. Thời gian thực hiện: Năm 2024 và tiếp tục trong năm 2025 nếu chưa hoàn thành.

“Số liệu trên đã được Kiểm toán xác nhận khi kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023 của Vietcombank. Do vậy, Chính phủ thống nhất mức vốn Nhà nước đầu tư bổ sung tại Vietcombank là hơn 20.695 tỷ đồng”, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc nói.

Về kế hoạch sử dụng nguồn vốn điều lệ tăng thêm, Chính phủ khẳng định toàn bộ vốn điều lệ được bổ sung sẽ tiếp tục sử dụng làm nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Vietcombank, đầu tư phát triển và chuyển đổi số; mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hóa ngân hàng…

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank như tờ trình của Chính phủ và các tài liệu kèm theo nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội.

Theo ông Thanh, Vietcombank là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Do đó, việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định có liên quan.

Việc bổ sung vốn giúp ngân hàng có đủ nguồn lực tham gia hỗ trợ cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, cụ thể là nhận chuyển giao bắt buộc 1 ngân hàng thương mại yếu kém trong tháng 10/2024.

Đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ hơn cơ cấu sử dụng vốn được đầu tư bổ sung tại Vietcombank trên cơ sở bảo đảm phù hợp, thống nhất với mục đích đầu tư bổ sung vốn Nhà nước, trong đó, trọng tâm là mở rộng hoạt động kinh doanh, cung ứng tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên, các dự án quan trọng quốc gia có quy mô lớn, thực thi các chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong định hướng giảm mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; đồng thời, tiếp tục đổi mới mô hình quản trị hiện đại, đầu tư công nghệ số, cải thiện hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thanh Hoa-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TLG: Muốn thâu tóm chuỗi Nhà sách Phương Nam

Công ty con của Tập đoàn Thiên Long sắp nhận chuyển nhượng gần 8,3 triệu cổ phiếu PNC, tương đương 76,81% vốn điều lệ của Văn hóa Phương Nam.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp lao đao vì giá cát tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm

Giá cát xây dựng tại tỉnh Đắk Nông tiếp tục tăng mạnh và nguồn cung khan hiếm khiến nhiều doanh nghiệp, người dân lao đao.

Tiếp tục đọc

Đầu tư 20.100 tỷ đồng cho Phú Quốc để chuẩn bị tổ chức Hội nghị APEC 2027

Theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, tổng vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm nhằm phục vụ Hội nghị Cấp cao APEC 2027 lên đến hơn 20.100 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ tới 70% tổng mức đầu tư. Phần còn lại sẽ do tỉnh Kiên Giang cân đối từ ngân sách địa phương và huy động thêm các nguồn hợp pháp khác.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay