Chuyện nhập siêu từ 3 thị trường lớn nhất

Chuyện nhập siêu từ 3 thị trường lớn nhất

Đồng Nai hiện có giao thương với hơn 170 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, gần 10 năm nay, Đồng Nai luôn xuất siêu và mỗi năm xuất siêu đều tăng.

Tuy nhiên, có 3 thị trường giao thương lớn Đồng Nai luôn phải nhập siêu là: Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Đây cũng là 3 thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Đồng Nai. Khi kim ngạch xuất khẩu của tỉnh càng tăng thì nhập siêu từ 3 thị trường này càng nhiều. Đặc biệt, từ đầu năm 2024 đến nay, xuất khẩu của tỉnh trên đà hồi phục nhanh nên kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc tăng từ 12,2-20,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp ở Đồng Nai đã nhập siêu hơn 4 tỷ USD.

Việc nhập khẩu hàng hóa (đa số là nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp) tập trung quá lớn vào một vài thị trường sẽ không tốt cho phát triển sản xuất. Trên thế giới, trong 4-5 năm trở lại đây, các tập đoàn đa quốc gia đã ngồi lại với nhau và thống nhất sẽ phân bổ lại chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa để không quá lệ thuộc vào một vài thị trường lớn. Như vậy, khi xảy ra những biến động lớn về thiên tai, dịch bệnh, chính trị… sẽ không bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Vì thế, những năm gần đây, đã có sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ một số nước lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ về các nước khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Đồng Nai là nơi đón dòng dịch chuyển chuỗi cung ứng giúp cho sản xuất công nghiệp, xuất khẩu của tỉnh có những bước tăng trưởng khá. Tuy là trung tâm sản xuất công nghiệp, xuất khẩu lớn với rất nhiều sản phẩm nhưng việc kết nối các doanh nghiệp để cung ứng sản phẩm đầu vào cho nhau còn hạn chế. Do đó, Đồng Nai phải tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.

Theo chia sẻ của một số chuyên gia kinh tế, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn đang leo thang. Nhiều nhà máy của Trung Quốc đã dời sang Việt Nam, trong đó có Đồng Nai. Nếu các địa phương không thẩm định, quản lý chặt chẽ các dự án, có thể sẽ xảy ra tình trạng các nhà máy dời sang Đồng Nai chỉ để lắp ráp sản phẩm và gắn tên “Made in Vietnam”. Sau đó, sản phẩm sẽ được xuất khẩu sang Mỹ để hưởng các ưu đãi về thuế. Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa, uy tín của Việt Nam.               

Khánh Minh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

MWG: Thu hơn 400 tỷ mỗi ngày, mở mới hơn 300 cửa hàng Bách Hóa Xanh từ đầu năm

Báo cáo mới đây của Thế Giới Di Động (MWG) cho biết, các cửa hàng Bách Hóa Xanh mới đã có lợi nhuận hoạt động dương sau khi trừ chi phí vận hành ở cấp độ cửa hàng.

Tiếp tục đọc

Ước mơ và thực tế phũ phàng: ‘Tiền lương không tăng nhưng giá nhà tăng liên tục’

“Dù chỉ đơn giản như thế, nhưng đó lại là cả một giấc mơ bởi một thực tế rất phũ phàng, tiền lương không tăng nhưng giá nhà, giá tiêu dùng tăng liên tục”, bà Trân bày tỏ tâm tư của người lao động và nhấn mạnh đó dù chỉ là một mong muốn bình thường cũng mãi là mơ ước.

Tiếp tục đọc

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng trưởng mạnh tại các thị trường Halal

Theo số liệu mới nhất từ hải quan, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường Halal, đặc biệt là khu vực Trung Đông, Malaysia và Brunei, đang ghi nhận đà tăng trưởng tích cực trong những năm gần đây.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay