Vì sao KCN Hố Nai muốn ‘vét’ hết tiền chia cổ tức dù đang nợ khủng?

Vì sao KCN Hố Nai muốn ‘vét’ hết tiền chia cổ tức dù đang nợ khủng?

Việc 'vét' hết tiền để chia cổ tức cho cổ đông là động thái thường thấy khi doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành các thương vụ bán cổ phần lớn.

Việc 'vét' hết tiền để chia cổ tức cho cổ đông là động thái thường thấy khi doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành các thương vụ bán cổ phần lớn.

Ngày 10/10 vừa qua, CTCP Khu công nghiệp Hố Nai đã triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 để bàn về việc chuyển thặng dư vốn, hoàn nhập quỹ và trả cổ tức.
Theo nội dung chương trình Đại hội, Khu công nghiệp Hố Nai sẽ bàn về việc chuyển thặng dư vốn cổ phần về lợi nhuận sau thuế. Đồng thời hoàn nhập quỹ đầu tư phát triển vào lợi nhuận sau thuế. Đặc biệt, công ty sẽ chia cổ tức 100% lợi nhuận sau thuế này cho các cổ đông hiện hữu.
Tại thời điểm cuối năm 2023, Thặng dư vốn cổ phần của Khu công nghiệp Hố Nai đạt 19,7 tỷ đồng, còn Quỹ đầu tư phát triển hơn 43,8 tỷ đồng và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gần 42 tỷ đồng. Như vậy, dự kiến tổng số tiền Khu công nghiệp Hố Nai dự kiến chia cổ tức hết cho cổ đông là 105,5 tỷ đồng.
Trong năm 2023, Khu công nghiệp Hố Nai cũng chi tới 139 tỷ đồng cổ tức và lợi nhuận trả cho chủ sở hữu, gấp 9,2 lần năm 2022.
Trong khi đó, tình hình kinh doanh của Khu công nghiệp Hố Nai đang đi xuống khi năm 2023 lợi nhuận sau thuế còn gần 42 tỷ đồng, giảm mạnh 30% so năm 2022. Nguyên nhân vừa do doanh thu sụt giảm, vừa do gánh nặng chi phí lãi vay (ngốn tới 28,5 tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm trước).
Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của Khu công nghiệp Hố Nai tăng thêm hơn 800 tỷ, lên 3.409 tỷ đồng. Trong đó, tăng vọt mạnh nhất là khoản mục tiền mặt gấp 17 lần đầu kỳ. Chứng khoán kinh doanh cũng tăng 48% lên 153 tỷ đồng. Khu công nghiệp Hố Nai cũng đang ghi nhận hơn 839 tỷ đồng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 8% lên 1.064 tỷ đồng, chủ yếu do phải thu về cho vay ngắn hạn vọt gấp 4,3 lần lên 382 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của Khu công nghiệp Hố Nai cũng tăng mạnh 33% lên 3.003 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do tăng khoản mục phải trả ngắn hạn khác (1.039 tỷ đồng) và tăng vay nợ tài chính dài hạn lên 331 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của Hố Nai ở mức 405 tỷ đồng. Như vậy, nợ phải trả gấp 7,4 lần vốn chủ sở hữu.
Việc “vét” hết tiền để chia cổ tức là động thái thường thấy khi doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành các thương vụ bán cổ phần lớn.

 KCN Hố Nai giai đoạn 2

Hiện Khu công nghiệp Hố Nai có vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập của KCN Hố Nai gồm của Khu công nghiệp Hố Nai gồm Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – GVR (51%), Công ty Cao su Phú Riềng (4,6%), Công ty TNHH Minh Thuận Phát (4,6%), CTCP Khoáng sản và Thương mại Sao Mai, Công ty Tài chính Cao su (2,76%), ông Huỳnh Thanh Xuân (5,08%), ông Thái Minh Quang (2,53%).

Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm 2021, với vốn điều lệ 75 tỷ đồng, cổ đông lớn của Hố Nai không có tổ chức nào, mà chỉ toàn cá nhân gồm ông Huỳnh Đức Tấn (23,52%), bà Dương Thị Kiều Anh (10,55%), ông Lê Đức Quỳ (20,29%) và bà Nguyễn Thị Trang (15,26%), còn lại là các cổ đông khác.
Như vậy dễ hiểu, việc dốc hết hầu bao để chia cổ tức đợt này của KCN Hố Nai thì phần lớn nguồn tiền sẽ về tay ai.
KCN Hố Nai muốn dồn hết tiền để trả cổ tức trong bối cảnh đang “khát” vốn khi đầu năm 2024 vừa được tăng vốn đầu tư cho giai đoạn 2 dự án KCN Hố Nai từ 934 tỷ đồng lên 1.805 tỷ đồng.
Mặc dù giai đoạn 2 đang rục rịch tăng vốn thêm nhưng cả giai đoạn 1 và 2 của dự án KCN Hố Nai đang gặp nhiều vướng mắc trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng khi chưa nhận được sự đồng thuận của một số hộ dân nằm trong quy hoạch.
Điều này cũng dễ hiểu khi dự án Khu công nghiệp Hố Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1998, tức đã 26 năm trôi qua thì liệu chính sách bồi thường có phù hợp với tình hình hiện tại?
Việc để những vướng mắc kéo dài này gây thiệt hại rất lớn cho người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Khu công nghiệp Hố Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1998 với tổng diện tích gần 500 ha. Trong đó, giai đoạn 1 là hơn 225 ha tại xã Hố Nai 3 và xã Bắc Sơn (Trảng Bom, Đồng Nai) có tổng mức đầu tư hơn 194 tỷ đồng, thời hạn thuê đất đến năm 2048, đã cho thuê phần lớn diện tích đất.
Còn giai đoạn 2 của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hố Nai được cho phép đầu tư từ tháng 5/2006 với hơn 270 ha, thời hạn thuê đất đến năm 2065. Dự án có mức đầu tư ban đầu là 934 tỷ đồng và vừa được tăng thêm 871 tỷ đồng hồi đầu năm 2024 lên 1.805 tỷ đồng.

Minh An_Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

MIC: Chia cổ tức 55%, chào bán cổ phiếu gấp 6 lần vốn, một doanh nghiệp khoáng sản muốn gom 500 tỷ để thâu tóm mỏ cát lớn

CTCP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (Minco, HNX: MIC) vừa thông qua phương án phát hành gần 3,05 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ lên tới 55%. Song song, doanh nghiệp cũng chuẩn bị chào bán tối đa 50 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ phát hành gấp 6 lần số cổ phần đang lưu hành.

Tiếp tục đọc

Dự báo giá xăng có thể tăng vào kỳ điều chỉnh ngày mai (chiều 10/7)

Tại kỳ điều hành ngày 10/7, giá xăng dầu được dự báo tăng trở lại với mức 130-400 đồng/lít.

Tiếp tục đọc

Phát triển HUD thành doanh nghiệp Nhà nước chủ lực trong lĩnh vực nhà ở xã hội

Đây là chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay