HTG: Báo lãi quý III/2024 tăng trưởng, tổng nợ gần gấp đôi vốn chủ

HTG: Báo lãi quý III/2024 tăng trưởng, tổng nợ gần gấp đôi vốn chủ

Quý III/2024, doanh thu và lợi nhuận của Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ (HoSE: HTG) đều tăng trưởng. Tuy nhiên, tổng nợ của công ty “phình to” gần gấp đôi vốn chủ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ ở mức âm.

Thị trường dệt may chuyển biến tích cực, doanh nghiệp hưởng lợi

Theo báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý III/2024, Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ (HoSE: HTG) ghi nhận doanh thu thuần 1.498 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ.

Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính tăng 25% lên 22,5 tỷ đồng, bao gồm 10,5 tỷ đồng lãi vay phải trả; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng lần lượt 29% và 12%, tương ứng 31,4 tỷ đồng và 48,2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhờ lợi nhuận gộp thu về 164,7 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của HTG đạt 90,1 tỷ đồng, tăng trưởng 21%.

Trừ đi thuế và các chi phí khác, HTG báo lãi ròng 74,8 tỷ đồng, cao hơn 25,8% so với kết quả quý III/2023.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp ghi nhận 3.771 tỷ đồng doanh thu thuần và 235,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt lần lượt khoảng 84% và 107% kế hoạch đề ra trong năm.

Lý giải nguyên nhân, lãnh đạo HTG cho biết từ đầu quý III/2024 đến nay, thị trường dệt may đã có những chuyển biến tích cực, nhu cầu và giá bán của ngành sợi được cải thiện so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, việc tăng cường các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn trong kỳ cũng đã góp phần cải thiện hiệu quả tài chính.

Nợ phải trả tăng cao, dòng tiền âm

Tính đến cuối tháng 9/2024, tổng tài sản của HTG đạt mốc 2.746 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm, phần lớn nằm tại các khoản phải thu ngắn hạn 738,9 tỷ đồng (chiếm 27%) và hàng tồn kho 659,1 tỷ đồng (24%).

Ngoài ra, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của HTG tăng gần gấp 2 lần lên 341,8 tỷ đồng, góp công lớn giúp doanh thu tài chính của công ty đạt 22,7 tỷ đồng trong quý III/2024, tức tăng 56%.

Phía bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của doanh nghiệp “chạm mốc” 1.808 tỷ đồng, cao hơn số đầu năm 8%, chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm 88%, tương ứng 1.602 tỷ đồng.

Nổi bật trong đây là các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng từ 642,6 tỷ đồng lên 876,3 tỷ đồng, chủ yếu là vay ngắn hạn tại các ngân hàng tổng cộng 866,8 tỷ đồng, tuy nhiên không được thuyết minh cụ thể.

Nguồn: BCTC.

Với vốn chủ sở hữu ở mức 937,9 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (D/E) của HTG là 1,92 lần, tức tổng nợ lớn gần gấp đôi vốn chủ.

Về dòng tiền, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và tài chính của HTG lần lượt dương 183,1 tỷ đồng và 54,2 tỷ đồng. Thế nhưng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 244,7 tỷ đồng đã khiến dòng tiền thuần trong kỳ của doanh nghiệp âm 7,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 121,9 tỷ đồng.

Cuối kỳ, tiền và tương đương tiền của HTG giảm nhẹ từ 210,9 tỷ đồng xuống còn 203,6 tỷ đồng, bao gồm 266,6 triệu đồng tiền mặt và 25,4 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên chiều ngày 24/10/2024, giá cổ phiếu HTG ở mức 47.200 đồng/cp.

Ngọc Bảo-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay