CTD: Coteccons nhọc nhằn nợ xấu, Chủ tịch vẫn mua 200.000 cổ phiếu

CTD: Coteccons nhọc nhằn nợ xấu, Chủ tịch vẫn mua 200.000 cổ phiếu

Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) vừa đăng ký mua thêm 200.000 cổ phiếu. Câu chuyện về khối nợ xấu 2.200 tỷ trong niên độ 2023-2024 vẫn là vấn đề của công ty.

Chủ tịch Coteccons (CTD) hoàn tất mua vào 200.000 cổ phiếu

CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) vừa thông báo về giao dịch của Chủ tịch HĐQT – ông Bolat Duisenov. Theo đó, ông Duisenov đã mua vào 200.000 cổ phiếu CTD, nâng tỷ lệ sở hữu từ 1.428.933 cổ phiếu lên 1.628.933 cổ phiếu, tương đương 1,57% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện từ ngày 24/9 đến ngày 23/10/2024.

Nhọc nhằn chuyện nợ xấu, Chủ tịch HĐQT Coteccons (CTD) vẫn mua thêm 200.000 cổ phiếu (Ảnh TL)

Trên thị trường, cổ phiếu CTD đang được giao dịch ở mức giá 66.000 đồng/cổ phiếu tại phiên giao dịch ngày 24/10/2024. Như vậy, ước tính ông Bolat Duisenov sẽ phải chi ra khoảng 13,2 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu nói trên.

Về kế hoạch kinh doanh, tại ĐHĐCĐ thường niên vừa được tổ chức, công ty dự kiến doanh thu trong Quý 1 niên độ 2024-2025 (từ 1/7/2024 đến 30/9/2025) sẽ đạt 4.708 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ.

Trong đó, doanh số ký mới đạt khoảng 8.559 tỷ đồng, giá trị mà Coteccons đang tham gia đấu thầu là khoảng 16.865 tỷ đồng.

Trong niên độ tài chính 2024-2025 (tính từ 1/7/2024 đến 30/6/2025), Coteccons dự kiến đặt kế hoạch doanh thu 25.000 tỷ đồng, tăng 18,8% so với thực hiện của niên độ trước. Lãi sau thuế dự kiến đạt 430 tỷ đồng, tăng 38,7%.

Khối nợ xấu 2.200 tỷ sẽ được giải quyết ra sao?

Trước đó, trong niên độ 2023-2024 hoạt động xử lý nợ xấu là điều mà nhiều cổ đông của Coteccons đặc biệt quan tâm. Cụ thể, trên BCTC hợp nhất niên độ 2023-2024 Coteccons ghi nhận tổng tài sản 22.869 tỷ đồng. Trong đó lượng phải thu chiếm tới 52% tương đương 12.023,6 tỷ đồng.

Hoạt động thu hồi nợ từ các đối tác đang gặp vấn đề lớn khi lượng nợ xấu đã tăng cao đỉnh điểm. Giá trị nợ xấu đã tăng lên 2.243 tỷ đồng, dự phòng cho khoản nợ xấu này cũng lên tới 1.355 tỷ đồng.

Nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đang chiếm tới 69%, tương đương 14.278 tỷ đồng. Trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm 1.519 tỷ đồng, tăng thêm 822 tỷ đồng so với đầu kỳ.

Báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính cũng cho thấy trong niên độ, công ty vay thêm tới 3.978 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ vay 1.607 tỷ. Tiền trả nợ gốc vay trong kỳ theo đó cũng tăng từ 1.728 tỷ lên 3.921 tỷ đồng. Quy mô các khoản nợ quay vòng có xu hướng tăng cao gấp đôi cùng kỳ.

Duy trì lượng phải thu cao cùng nợ xấu đạt đỉnh, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Coteccons chỉ còn lại 24 tỷ đồng dù ghi nhận lãi lớn tới 309 tỷ.

Phạm Hoài-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay