Quảng Ninh: Dự kiến vốn FDI đăng ký đạt khoảng 10 tỷ USD trong năm 2025

Quảng Ninh: Dự kiến vốn FDI đăng ký đạt khoảng 10 tỷ USD trong năm 2025

Đến nay, Quảng Ninh đã hoàn thành mục tiêu về vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện giai đoạn 2021-2025 đề ra. Dự kiến đến hết năm 2025 vốn FDI đăng ký tại Quảng Ninh sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD.

Quảng Ninh trở thành điểm đến của dòng vốn FDI

Theo thống kê, từ năm 2021 đến hết tháng 6/2024, vốn FDI đăng ký của Quảng Ninh đạt 8,43 tỷ USD, bằng 281% kế hoạch toàn giai đoạn; vốn FDI thực hiện đạt 2,69 tỷ USD, bằng 134,5% kế hoạch.

Tính từ năm 2019 tới nay, Quảng Ninh làm việc với khoảng 130 lượt đoàn tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu đầu tư tại tỉnh, trong đó có các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, như: Poxconn, Lite-on, Coremax, Boltun (Đài Loan), linko Solar (Hồng Kông), TCL, Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Xiamen Sunrise (Trung Quốc), Mitsubishi, Sojitz (Nhật Bản), Daewoo E&c, Samsung Engineering (Hàn Quốc), Autoliv (Thụy Điển), Maersk (Đan Mạch)…


Đoàn các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Quảng Ninh tại KCN Bắc Tiền Phong (TX Quảng Yên). Ảnh: QMG

Theo kế hoạch của tỉnh Quảng Ninh, vốn đăng ký FDI giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 2,5-3 tỷ USD, giai đoạn 2026-2030 đạt khoảng 3-4,5 tỷ USD; vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 1,5-2 tỷ USD, giai đoạn 2026-2030 khoảng 2-3 tỷ USD. Đến năm 2025, tỷ lệ các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng trên 50% và đạt 100% vào năm 2030; tỷ trọng lao động qua đào tạo năm 2025 đạt trên 87,5%, đến năm 2030 đạt trên 90%.
Trong chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh Quảng Ninh chú trọng đến việc lựa chọn đầu tư một cách có chọn lọc, dựa trên các tiêu chí chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường. Tỉnh tập trung vào những lĩnh vực như: du lịch, dịch vụ, bảo vệ môi trường; các ngành công nghiệp sản xuất có giá trị gia tăng cao (cơ khí chế tạo ô tô, xe máy, thiết bị phục vụ nông nghiệp, đóng tàu…), cũng như công nghiệp điện, điện tử và vật liệu mới.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng khuyến khích sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng hữu cơ và bền vững, nhằm tận dụng cơ hội ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào địa bàn. Đặc biệt, tỉnh quyết tâm không thu hút các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc sử dụng công nghệ lạc hậu, đồng thời gắn chặt với việc đảm bảo quốc phòng, an ninh, an ninh kinh tế, và bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên, môi trường.

Dần hoàn thiện về chính sách

Hiện nay, việc đánh giá và sàng lọc các dự án FDI, cùng với việc lựa chọn nhà đầu tư của tỉnh Quảng Ninh chủ yếu dựa trên các quy định pháp lý như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, các điều kiện tiếp cận thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài, cũng như các tiêu chuẩn và định mức kinh tế, kỹ thuật cho từng ngành, lĩnh vực, quy hoạch tỉnh, và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tham khảo Bộ tiêu chí thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, bao gồm 7 tiêu chí: lao động, công nghệ, chuyển giao công nghệ, tính liên kết và tác động lan tỏa, môi trường, quốc phòng – an ninh, và suất đầu tư. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan đăng ký đầu tư áp dụng và đối chiếu trong quá trình thẩm định các dự án FDI, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và tỉnh.


Nhà máy Jinko Solar tại KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên) của Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam. Ảnh QMG

Quảng Ninh đang tích cực hoàn thiện thể chế và chính sách cho các khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Hiện tại, tỉnh có 5 KKT với tổng diện tích 375.171 ha, bao gồm 3 KKT cửa khẩu và 2 KKT ven biển. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, tỉnh đã quy hoạch thêm 8 KCN, dự kiến đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 23 KCN với tổng diện tích khoảng 18.842 ha. Quy hoạch tỉnh cũng xác định rõ các ngành, nghề ưu tiên phát triển và thu hút đầu tư cho từng KCN, nhằm tạo điều kiện thuận lợi về vận tải, lưu thông hàng hóa và giảm chi phí logistics.

Các KCN của Quảng Ninh chủ yếu được quy hoạch tại các địa phương như Quảng Yên, Hải Hà, Hạ Long và Móng Cái. Đây là những khu vực có hạ tầng giao thông phát triển, bao gồm cao tốc Hạ Long – Hà Nội, các cảng Cái Lân, Tiền Phong, Hải Hà, và cửa khẩu Móng Cái. Đặc biệt, KKT ven biển Quảng Yên, với vị trí gần cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái và kết nối với Trung Quốc cùng các nước Đông Bắc Á, được xác định là điểm thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực chế biến, chế tạo công nghệ cao với quy mô đầu tư lớn.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đang triển khai xây dựng một số đề án về cơ chế và chính sách cho KCN, KKT. Theo định hướng phát triển KCN mới, Quảng Ninh tập trung vào mô hình phát triển bền vững “3 trong 1” (KCN – khu đô thị – khu dịch vụ), với hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng hiện đại để đáp ứng nhu cầu của dòng vốn FDI thế hệ mới.

Theo thống kê, Quảng Ninh hiện có 188 dự án FDI đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng vốn đầu tư trên 14,6 tỷ USD. Các dự án FDI này chủ yếu được đầu tư vào các KCN, với các lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các dự án FDI đầu tư vào các KCN đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 40.600 lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay