CTD: Nhóm quỹ KIM Việt Nam và Chủ tịch Coteccons gom cổ phiếu CTD

CTD: Nhóm quỹ KIM Việt Nam và Chủ tịch Coteccons gom cổ phiếu CTD

Nhóm quỹ liên quan Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam đã mua thêm tổng cộng 550.000 cổ phiếu CTD để nâng sở hữu lên 7,18% vốn. Trong khi đó, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT mua vào 200.000 cổ phiếu CTD để sở hữu 1,57%.

CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD – sàn HoSE) gần đây liên tục ghi nhận biến động sở hữu của cổ đông nội bộ và nhóm quỹ ngoại.

Ngày 22/10, nhóm quỹ liên quan Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam đã mua thêm tổng cộng 550.000 cổ phiếu CTD để nâng sở hữu từ 6,63%, lên 7,18% vốn điều lệ.

Trong đó, quỹ KITMC Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund mua vào 200.000 cổ phiếu; quỹ TMAM Vietnam Equity Mother Fund mua 150.000 cổ phiếu; quỹ KIM PMAA Vietnam Securities Investment Trust 1 (Equity) mua vào 100.000 cổ phiếu; và quỹ KIM Investment Funds – KIM Vietnam Growth Fund mua vào 100.000 cổ phiếu.

ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2024 của CTD diễn ra hôm 19/10

Trước đó, từ ngày 24/9 đến ngày 23/10, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT đã mua vào 200.000 cổ phiếu CTD để nâng sở hữu từ 1.428.933 cổ phiếu (1,38% vốn điều lệ), lên 1.628.933 cổ phiếu (1,57% vốn điều lệ).

Coteccons mới tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2024 ngày 19/10 vừa qua. Tại đại hội, ông Trần Ngọc Hải, Phó Tổng giám đốc Coteccons đã chia sẻ kết quả kinh doanh quý I niên độ tài chính 2024-2025 (từ ngày 1/7/2024 đến 30/9/2024) với doanh thu khoảng 4.708 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh số ký mới đạt 8.559 tỷ đồng (68,7% tổng doanh số ký mới đến từ việc tái ký hợp đồng với khách hàng hiện hữu (repeat sales)); và giá trị mà Coteccons đang tham gia đấu thầu là 16.865 tỷ đồng.

Về kế hoạch kinh doanh trong niên độ tài chính 2024-2025 (từ 1/7/2024-30/6/2025), Coteccons đặt kế hoạch doanh thu dự kiến 25.000 tỷ đồng, tăng 18,8% so với thực hiện của niên độ trước, lợi nhuận sau thuế dự kiến 430 tỷ đồng, tăng 38,7% so với thực hiện của niên độ trước.

Đại hội cũng thông qua việc chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%. Trước đó, trong tờ trình cuối tháng 9, năm tài chính 2025, Coteccons dự kiến không trích lập các quỹ và cũng không chia cổ tức với lý do ngành xây dựng đang đối mặt nhiều khó khăn và thách thức. Năm gần nhất CTD chia cổ tức là 2020 với tỷ lệ 10% bằng tiền.

Bên cạnh đó, cổ đông CTD cũng thông qua phương án phát hành gần 5 triệu cổ phiếu thưởng nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ 20:1 (cổ đông sở hữu 20 cp sẽ được nhận thêm 1 cp mới).

Nguồn vốn phát hành lấy từ quỹ đầu tư phát triển dựa trên BCTC riêng đã kiểm toán năm 2024. Nếu thành công, vốn điều lệ sẽ tăng từ 1.036 tỷ đồng lên hơn 1.086 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm tài chính 2025.

Ngoài ra, đại hội cũng thông qua việc Công ty bán 1,5 triệu cổ phiếu quỹ (chiếm 1,43% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) cho người lao động theo chương trình ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Hiện Coteccons sở hữu hơn 3,7 triệu cổ phiếu quỹ có tổng giá trị hơn 445 tỷ đồng (theo BCTC kiểm toán năm 2024) tương đương khoảng 120.000 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền thu về từ đợt bán là 15 tỷ đồng sẽ dùng để tăng vốn lưu động. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm.

Hoàng Lam (t/h)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay