SGC: Báo lãi 9 tháng cao gấp 3 lần so với cùng kỳ

SGC: Báo lãi 9 tháng cao gấp 3 lần so với cùng kỳ

Sau 9 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 65% chỉ tiêu doanh thu và vượt mục tiêu lợi nhuận.

CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (mã: SGC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với doanh thu thuần đạt gần 170 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, chi phí giá vốn tăng chậm hơn mức tăng doanh thu giúp lợi nhuận gộp tăng vọt 81%, ghi nhận giá trị hơn 38 tỷ đồng. Biên lãi gộp cũng được cải thiện lên 22% trong kỳ.

Khấu trừ các khoản chi phí, Sa Giang báo lợi nhuận trước thuế quý 3/2024 đạt 23 tỷ đồng, tăng trưởng 82% so với cùng kỳ. 

Theo giải trình từ phía công ty, sản lượng bán hàng của quý 3/2024 tăng cao so với cùng kỳ và tỷ giá USD tăng là nguyên nhân giúp lợi nhuận tăng mạnh.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Sa Giang ghi nhận gần 521 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi trước thuế đạt 99 tỷ đồng, lần lượt tăng 71% và 213% so với cùng kỳ 2023.

Trong cơ cấu doanh thu 9 tháng, mảng xuất khẩu đem lại nguồn thu chính với tỷ trọng 73%, giá trị đạt 378 tỷ đồng, tăng mạnh tới 90% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, doanh thu trong nước cũng ghi nhận mức tăng gần 35% lên mức 142 tỷ đồng.

Năm 2024, Sa Giang đặt kế hoạch cao kỷ lục là thu 800 tỷ đồng và lãi ròng 80 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 65% chỉ tiêu doanh thu và vượt 4% mục tiêu lợi nhuận.

Theo tìm hiểu, Sa Giang được thành lập vào năm 1960 tại Sa Đéc, Đồng Tháp và hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bánh phồng tôm. Ngoài phân phối cho thị trường nội địa, công ty còn mở rộng mạng lưới kinh doanh tại thị trường châu Âu, châu Á, châu Mỹ.

Sa Giang chuyển đổi mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần vào 2004, sau đó giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hà Nội. Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) là công ty mẹ của Sa Giang khi sở hữu hơn 76,72% vốn.

Tính đến thời điểm 30/9/2024, tổng tài sản của Sa Giang ghi nhận gần 410 tỷ đồng, tăng 38% so với đầu năm. Trong đó, tài sản cố định chiếm phần lớn, giá trị hơn 142 tỷ đồng; tiền và các khoản tương đương tiền (bao gồm tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn) gấp 4 lần đầu năm, đạt gần 88 tỷ đồng, chiếm 22% tổng tài sản. Khoản mục hàng tồn kho như thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng gửi đi bán,.. của Sa Giang ở mức gần 92 tỷ đồng, tăng 51% so với đầu năm.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay