Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản đạt mức kỷ lục 10 năm

Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản đạt mức kỷ lục 10 năm

9 tháng đầu năm 2024, giao thương hai chiều Việt Nam – Nhật Bản đạt 33,9 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD, tổng nhập khẩu 15,9 tỷ USD, Việt Nam ghi nhận xuất siêu hàng hóa sang Nhật Bản ở mức 2,1 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, cao hơn khoảng 600 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức xuất siêu cao nhất trong giai đoạn 2013 – 2024.

Về xuất khẩu, Việt Nam thu về 18 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

6 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị tỷ USD với tổng là 10,6 tỷ USD, chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản. Dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với giá trị 3,12 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước (YoY).

Trong số 6 mặt hàng trên, 3 mặt hàng điện tử tiếp tục đạt giá trị xuất khẩu cao. Cụ thể, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với 2,02 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% YoY; điện thoại và linh kiện đạt 1,09 tỷ USD, tăng tới 25% YoY; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,05 tỷ USD, cũng tăng cao với +36,4% YoY.

Trong nhóm tỷ USD, phương tiện vận vải và phụ tùng xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 2,18 tỷ USD, tăng nhẹ 1,9% YoY.

Thủy sản là mặt hàng duy nhất trong nhóm nông, thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 1,11 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7% YoY. Trong nhóm này, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản đạt 330 triệu USD, tăng tới 39,8% YoY; rau quả với 151 triệu USD, tăng 12,3% YoY.

Hạt điều xuất khẩu sang Nhật Bản cũng đạt 44,8 triệu USD, tăng nhẹ 1,1% so với cùng kỳ; hạt tiêu với 12,6 triệu USD, tăng 28,5% YoY. Sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu sang nước này lại giảm sâu 61,8% YoY, còn 0,42 triệu USD.

Trong số 40 mặt hàng chính xuất khẩu sang Nhật Bản, phân bón ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất với +316% YoY, đạt 10 triệu USD.

Đứng tiếp sau là thủy tinh, sản phẩm từ thủy tinh với mức tằn trưởng +60% YoY, đạt 31 triệu USD; cao su với +33% YoY, đạt 13 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu với +31% YoY, đạt 122 triệu USD; vải mành, vải kỹ thuật khác với +25% YoY, đạt 42 triệu USD…

Ngược lại, than xuất khẩu sang Nhật Bản giảm sâu 46% so với cùng kỳ, còn 43 triệu USD; dầu thô giảm 37% YoY, đạt 103 triệu USD; dây điện và dây cáp điện giảm 19,9% YoY, đạt 244 triệu USD…

Về nhập khẩu, Việt Nam chi 15,9 tỷ USD để nhập hàng hóa từ Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản 40 mặt hàng chính, trong đó điện tử và sắt thép là những mặt hàng có giá trị lớn nhất.

Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,29 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 2,85 tỷ USD, giảm 4,2% YoY; sắt thép đạt 1,08 tỷ USD, giảm 3,2% YoY.

Trong số các mặt hàng nhập khẩu chính, kim ngạch nhập khẩu than trong kỳ giảm tới -92,6% YoY, còn 3,7 triệu USD. Lượng nhập khẩu than từ Nhật Bản giảm từ 138.631 tấn xuống còn 13.235 tấn.

Ô tô nhập khẩu từ nước này cũng giảm 24,6% YoY, còn 112 triệu USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 15,3% YoY, đạt 115 triệu USD…

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ Nhật Bản lại tăng 141% so với cùng kỳ, đạt 2,9 triệu USD; hàng điện gia dụng và linh kiện tăng 37% YoY, đạt 21 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng với +24% YoY, đạt 116 triệu USD…

Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt tới 712 triệu USD, tương ứng tăng 54,9% so với cùng kỳ năm trước.

Lê Hồng Nhung

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay