Nền kinh tế Nga đang diễn biến xấu hơn do chiến tranh kéo dài

Nền kinh tế Nga đang diễn biến xấu hơn do chiến tranh kéo dài

Theo một báo cáo mới đây từ Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (ISW), chi phí khổng lồ cho cuộc tấn công toàn diện tại Ukraine, cùng với kế hoạch kéo dài xung đột, đang khiến kinh tế Nga ngày càng xấu đi.

Thông tin này được đưa ra sau khi Ngân hàng Trung ương Nga, do bà Elvira Nabiullina lãnh đạo, quyết định nâng lãi suất chủ chốt lên 21%, mức cao nhất trong lịch sử hiện đại của Nga.

Viện ISW cho biết, “kinh tế và nỗ lực chiến tranh của Nga đang chịu áp lực gia tăng”, điều này sẽ tạo ra các thách thức ngày càng khó khăn hơn cho khả năng duy trì cuộc chiến của Tổng thống Putin trong thời gian dài. Lãi suất chủ chốt của Nga hiện đã vượt mức khẩn cấp 20% vào tháng 2 năm 2022, khi các lệnh trừng phạt và sự cô lập kinh tế từ phương Tây gây ra hỗn loạn tài chính.

Một cặp đôi đi ngang qua một biển quảng cáo hợp đồng nghĩa vụ quân sự vào ngày 31 tháng 7 năm 2023, tại Saint Petersburg, Nga với nội dung hứa sẽ trả cho một công dân đã ký hợp đồng 695 nghìn rúp (8.680 đô la Mỹ). Ảnh: Getty Images

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, lãi suất cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu tư của khu vực tư nhân. Chuyên gia Vasily Astrov từ Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc tế Vienna cho biết, chi phí vay vốn hiện đã vượt quá khả năng sinh lợi của nhiều ngành.

Đáp lại, bà Nabiullina lập luận rằng lãi suất cao sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư từ lợi nhuận thay vì vay nợ, nhưng ông Astrov không đồng tình, cho rằng đây là chính sách thiếu khôn ngoan trong bối cảnh lạm phát chủ yếu do các yếu tố từ phía cung gây ra.

Dù Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) từng dự báo GDP Nga sẽ tăng 3,6% trong năm nay, tổ chức này dự báo nền kinh tế Nga sẽ giảm tốc mạnh vào năm tới. Mức tăng trưởng này chủ yếu được hỗ trợ bởi thương mại gia tăng với các quốc gia “thân thiện”, đặc biệt là nhờ đội tàu chở dầu “ngoài sổ sách” của Nga và chi tiêu quân sự kỷ lục.

Tuy nhiên, việc tổn thất lớn về binh lính và tình trạng người dân tránh nghĩa vụ quân sự đã gây ra thiếu hụt lao động trầm trọng, buộc chính phủ phải tăng lương để thu hút quân đội. Lương cao và lạm phát gia tăng cũng đặt ra khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân của Nga, buộc họ phải theo kịp mức lương quân đội.

Ông Sergey Chemezov, CEO của Rostec – công ty quốc doanh sản xuất vũ khí của Nga, cảnh báo nhiều doanh nghiệp có thể phá sản do lãi suất cao vì lợi nhuận doanh nghiệp không đạt mức 20%. Viện ISW nhận định chi phí duy trì chiến tranh sẽ tăng cao khi Nga tiếp tục sử dụng nguồn nhân lực và thiết bị, và các nguồn lực này không phải vô hạn.

Điều này có thể buộc Tổng thống Nga phải đưa ra các quyết định quan trọng về cách duy trì cuộc chiến hoặc thay đổi phương thức chiến đấu để bảo toàn sự ổn định của chính quyền.

Nhà phân tích thị trường Grzegorz Drozdz từ Invest.Conotoxia.com cho biết Ngân hàng Trung ương Nga lo ngại về các yếu tố gây lạm phát như lệnh trừng phạt trên hàng nhập khẩu và chính sách tài khóa mở rộng của chính phủ nhằm hỗ trợ đồng rúp đang suy yếu.

Dù tỷ lệ nợ công của Nga thấp, chỉ khoảng 15% GDP, lãi suất cao vẫn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến người dân Nga hơn là chính phủ. Ngân hàng Trung ương Nga cũng để ngỏ khả năng tăng lãi suất lên 23% vào tháng 12, khiến các doanh nghiệp đang gánh nợ gặp khó khăn hơn trong việc tái cấp vốn khi bước sang năm 2025.

Cùng lúc, chính phủ Nga lại gia tăng chi tiêu như trợ cấp cho vay kinh doanh, điều này tiếp tục thúc đẩy lạm phát, hiện ở mức 8,5% cho năm 2024, cao hơn dự báo ban đầu 6,5%.

Tờ The Bell nhận xét rằng Ngân hàng Trung ương, với nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế giá cả. Nhưng chính sách chi tiêu công lại khiến lạm phát gia tăng, tạo ra một nghịch lý khó giải.

Dù vậy, ông Astrov cho rằng mức lạm phát hiện tại “không phải là thảm họa” và nhiều quốc gia đã thành công trong phát triển kinh tế trong thời gian dài với lạm phát duy trì ở mức tương tự.

Ông cảnh báo rằng việc sử dụng các biện pháp chính sách tiền tệ nghiêm ngặt có thể làm suy yếu đầu tư tư nhân, từ đó làm trầm trọng thêm các vấn đề về tắc nghẽn nguồn cung trong tương lai.

Dũng Phan (Theo Newsweek)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Hàng loạt dự án sân bay lớn sử dụng ống thép Hoà Phát

Với thông điệp "Trọng lượng đủ đầy - Dựng xây vững chắc", ống thép Hòa Phát đã cung cấp cho hàng loạt dự án, công trình lớn, trọng điểm quốc gia trên cả nước.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp đầu ngành nhựa Việt Nam nhưng trong tay “đại gia” Thái Lan vượt đỉnh 18 lần từ đầu năm

Giá trị số cổ phần Nhựa Bình Minh trong tay “đại gia” Thái Lan hiện đã gấp hơn 2 lần số tiền bỏ ra mua gom để thâu tóm, chưa kể gần 2.400 tỷ đồng cổ tức tiền mặt đã bỏ túi.

Tiếp tục đọc

IMP: Dược phẩm Imexpharm báo lãi 65 tỷ đồng trong tháng 11

Công ty CP Dược phẩm Imexpharm đạt doanh thu thuần 239 tỷ đồng trong tháng 11/2024, tăng 36% so với tháng trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 65 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay