Điều gì giúp Bia Sài Gòn và Bia Hà Nội khởi sắc dù nồng độ cồn vẫn bị siết chặt?

Điều gì giúp Bia Sài Gòn và Bia Hà Nội khởi sắc dù nồng độ cồn vẫn bị siết chặt?

Dù nghị định 100 được thực thi nghiêm ngặt, kết quả kinh doanh của Sabeco và Habeco vẫn tích cực.

Sau nhiều quý liên tiếp kinh doanh ảm đạm, Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán: SAB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 tương đối khả quan, với doanh thu thuần đạt 7.670 tỉ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023; lợi nhuận sau thuế đạt 1.161 tỉ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ.

Lý giải kết quả trên, Sabeco cho biết doanh thu thuần tăng nhờ tác động của việc tăng giá bán và sự cải thiện của nền kinh tế trong bối cảnh Nghị định 100 được thực thi nghiêm ngặt, cùng với sự cạnh tranh ngày càng cao.

Nhờ đó, lợi nhuận ròng cũng tăng do lợi nhuận gộp và chi phí bán hàng thấp hơn, bù đắp phần nào mức thu nhập từ lãi tiền gửi và lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết thấp hơn.

Tính chung 9 tháng, ông chủ thương hiệu bia Sài Gòn này ghi nhận doanh thu thuần 22.940 tỉ đồng và lãi sau thuế 3.504 tỉ đồng, lần lượt tăng 5% và gần 7% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành gần 67% kế hoạch doanh thu và 77% lợi nhuận.

Một số sản phẩm của 2 ông lớn Bia Sài Gòn và Bia Hà Nội

Tại ngày 30-9, tổng tài sản của Sabeco đạt 32.234 tỉ đồng, giảm 5% so với hồi đầu năm. Trong đó, khoản mục tiền, tiền gửi ngân hàng vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 70% trong cơ cấu tài sản với giá trị 22.414 tỉ đồng.

Nhờ đó, số tiền này đã đem về cho hãng bia khoảng 780 tỉ đồng tiền lãi sau 9 tháng đầu 2024, tương ứng việc mỗi ngày nhận gần 2,9 tỉ đồng tiền lãi.

Mới đây, Sabeco thông báo kế hoạch chào mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 43,2% vốn của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn – Bình Tây (Sabibeco, mã chứng khoán: SBB), doanh nghiệp sở hữu thương hiệu bia không cồn Sagota. Đây có thể là bước đi nhằm đẩy mạnh mảng bia không còn của ông lớn Sabeco.

Ở phía Bắc, Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã chứng khoán: BHN) báo kết quả kinh doanh quý III tăng trưởng nhờ tình hình tiêu thụ sản phẩm được cải thiện, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước dần ổn định so với năm trước.

Cụ thể, Sabeco ghi nhận doanh thu thuần quý III đạt hơn 2.335 tỉ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Trừ các chi phí, Habeco báo lãi sau thuế 138 tỉ đồng, tăng tới 30% cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần của hãng bia này đạt 5.949 tỉ đồng, tăng 8%. Lợi nhuận sau thuế đạt 289 tỉ đồng, giảm nhẹ 1%. Dù vậy, Habeco đã vượt 43% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2024.

Tính đến ngày 30-9-2024, Habeco có quy mô tài sản gần 7.500 tỉ đồng, tăng 316 tỉ đồng so với đầu năm (tăng 4%). Đáng chú ý, tiền gửi ngân hàng tăng thêm 730 tỉ đồng (tăng 19%) lên hơn 4.600 tỉ đồng, còn tiền mặt chỉ hơn 10 tỉ đồng.

Trong một Báo cáo phân tích mới đây của Công ty Chứng khoán FPTS về ngành bia cho biết thị trường bia Việt Nam chủ yếu do 4 doanh nghiệp lớn nắm giữ (Heineken, Sabeco, Carlsberg và Habeco), ước tính chiếm xấp xỉ 94% thị phần toàn ngành năm 2023 còn lại là các doanh nghiệp bia với quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ tiêu thụ tại địa phương.

Trong đó, Sabeco và Heineken chiếm 77% thị phần, lần lượt là 33,9% và 43,0% tổng sản lượng bia tiêu thụ toàn ngành năm 2023.

Trong giai đoạn 2018 – 2023, thị phần bia của Sabeco ghi nhận sự sụt giảm mạnh từ mức 42,0% năm 2018 xuống mức 33,9% năm 2023 do vấp phải cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp bia nước ngoài.

FPTS nhận định việc Sabeco duy trì tăng giá bán đầu ra để bù đắp cho chi phí sản xuất đầu vào tăng cao đã tác động một phần khiến thị phần của doanh nghiệp sụt giảm mạnh hơn trong giai đoạn 2021 – 2023.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Bùng nổ xe điện, Trung Quốc bắt đầu gây áp lực cho các nhà sản xuất dầu

Trung Quốc, thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đang giảm tốc nhu cầu xăng dầu khi xe điện chiếm hơn 50% doanh số ô tô, tạo sức ép lớn cho ngành năng lượng.

Tiếp tục đọc

230 doanh nghiệp Hàn Quốc đứng trước nguy cơ phá sản trong năm nay

Theo đánh giá rủi ro tín dụng, 230 công ty của Hàn Quốc đứng trước nguy cơ phá sản trong năm nay, con số tương đương với mức kỷ lục cách đây 10 năm.

Tiếp tục đọc

Nga, Iran thảo luận về phát triển giao thông vận tải và hậu cần

Nga và Iran cùng thúc đẩy phát triển hành lang vận tải, đặt mục tiêu hiện thực hóa các thỏa thuận liên chính phủ năm 2023, khẳng định vị thế đối tác chiến lược.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay