Vấn đề kinh tế – tâm điểm tại kỳ họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc

Vấn đề kinh tế – tâm điểm tại kỳ họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc

Bổ sung nguồn tài chính trong năm, chính sách nợ địa phương mới, ngân hàng thương mại bổ sung vốn có thể là những nội dung được thảo luận tại kỳ họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc.

Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tại Bắc Kinh. (Ảnh: Getty Images/ TTXVN)

Trang mạng Caixin ngày 2/11 cho biết chính sách tài khóa hiện đã trở thành tâm điểm chú ý của thị trường và việc điều chỉnh ngân sách tài chính giữa năm phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Kỳ họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc sẽ được tổ chức từ ngày 4-8/11 tới.

Theo quy định của “Luật Ngân sách,” ngân sách một khi đã được thông qua thì không thể điều chỉnh nếu không có thủ tục pháp lý tương ứng.

Cụ thể, phương án điều chỉnh ngân sách cần phải trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Kế hoạch điều chỉnh ngân sách trung ương cần phải trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét và phê duyệt, trong khi kế hoạch điều chỉnh ngân sách địa phương từ cấp quận trở lên cần phải trình lên Chính phủ hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, phê duyệt.

Nhìn lại những lần điều chỉnh ngân sách giữa năm vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, trong lịch sử chỉ có 8 lần điều chỉnh, trong đó có 5 lần điều chỉnh giới hạn nợ trung ương, 1 lần điều chỉnh giới hạn nợ địa phương và 2 lần điều chỉnh cơ cấu thu và chi tài chính.

Vì vậy, vấn đề kinh tế sẽ là một trong những trọng điểm thu hút sự chú ý tại kỳ họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc sẽ diễn ra từ ngày 4-8/11.

Nếu kỳ họp lần này liên quan đến việc điều chỉnh ngân sách, theo hướng dẫn từ cuộc họp báo của Bộ Tài chính Trung Quốc, có thể sẽ chú trọng vào một số lĩnh vực như việc bổ sung nguồn tài chính trong năm, chính sách nợ địa phương mới, các ngân hàng thương mại bổ sung vốn, sử dụng không gian nợ của trung ương.

Ngày 12/10, Bộ Tài chính Trung Quốc đã tổ chức họp báo và đề xuất bốn biện pháp tăng cường sắp được triển khai trong thời gian gần đây.

Thứ nhất là tăng cường hỗ trợ các địa phương giải quyết rủi ro nợ công, tăng quy mô nợ một cách đáng kể; thứ hai là phát hành trái phiếu đặc biệt để hỗ trợ các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn bổ sung vốn cấp một; thứ ba là hỗ trợ thúc đẩy thị trường bất động sản ngừng giảm và ổn định trở lại; thứ tư là tăng cường hỗ trợ và bảo đảm cho các nhóm đối tượng chủ chốt. Các chính sách tăng trên đều cần được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc họp và phê chuẩn.

Ngoài ra, việc bổ sung vốn cho các ngân hàng thương mại, cũng như việc sử dụng không gian vay nợ của trung ương có thể là các chính sách trung và dài hạn, có thể sẽ được xem xét và thúc đẩy từng phần tại các cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hoặc “Lưỡng hội” năm 2025.

Tình hình chính sách tăng trưởng trong lĩnh vực tài chính, ngoài các cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, còn có thể đặc biệt chú ý đến Hội nghị Công tác kinh tế trung ương Trung Quốc vào tháng 12 và các sắp xếp, triển khai tại “Lưỡng hội” năm 2025./.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: Vụ phát hành thêm gần 1,3 tỷ cổ phiếu chi trả cổ tức của Hòa Phát có diễn biến mới

Với gần 6,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Hòa Phát sẽ phát hành thêm gần 1,28 tỷ cổ phiếu mới, tương đương giá trị phát hành theo mệnh giá 12.793 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Giám đốc World Bank: ‘Để trở thành nền kinh tế thu nhập cao, Việt Nam phải thành công ở khía cạnh nhiều quốc gia khác thất bại trong nửa thế kỷ qua’

Theo Giám đốc phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào, Ngân hàng Thế giới, khát vọng trở thành quốc gia có thu nhập cao của Việt Nam được xây dựng trên một nền tảng vững chắc. Gần 40 năm sau Đổi Mới, Việt Nam đã đạt được những bước tiến ấn tượng về tăng trưởng và giảm nghèo.

Tiếp tục đọc

“Cú hích” từ hạ tầng và cảng biển đưa Cần Giờ vào tầm ngắm của giới đầu tư

Từng là vùng ven biệt lập của Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Giờ đang “lột xác” nhờ dòng vốn đầu tư đổ vào hạ tầng và các siêu dự án tỷ đô. Đặc biệt, "cú hích" từ hạ tầng và cảng biển đang đưa Cần Giờ vào tầm ngắm của giới đầu tư. Dù vậy, theo các chuyên gia, tiềm năng của thị trường bất động sản nơi đây chỉ thực sự phát huy trong dài hạn.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay