VCB: Ngân hàng Vietcombank trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia

VCB: Ngân hàng Vietcombank trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực. Với bản sắc “tin cậy – chuẩn mực – sẵn sàng đổi mới – bền vững – nhân văn”, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 1-4-1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 2-6-2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực. Với bản sắc “tin cậy – chuẩn mực – sẵn sàng đổi mới – bền vững – nhân văn”, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại (kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…), phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Để đạt được những thành tựu kể trên, không thể không nhắc tới công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong Ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Vietcombank nói riêng. Trong kỷ nguyên chuyển đổi số, không tiến lên chính là đang tụt hậu. Chính vì vậy, hiện nay chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.

Chuyển đổi số trong ngân hàng là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực ngân hàng. Sự tích hợp này cho phép tạo mới hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của khách hàng. Chuyển đổi số giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và hợp lí hóa các quy trình hoạt động. Sự tích hợp này cũng mang lại trải nghiệm khách hàng dễ dàng và hấp dẫn hơn. Ngân hàng số có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua in-tơ-nét. Khi sử dụng các giao dịch của ngân hàng số, khách hàng không phải đến các chi nhánh ngân hàng; giảm thiểu đến mức tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan. Đồng thời, tính năng của ngân hàng số có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà không phụ thuộc vào thời gian, không gian nên khách hàng hoàn toàn chủ động. Mọi giao dịch ngân hàng đều thực hiện trực tuyến qua in-tơ-nét, ngân hàng thực hiện số hóa quy trình, mọi mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng đều được xử lí online, khả năng bảo mật tuyệt đối và được giám sát chặt chẽ.

Xác định công nghệ và số hóa là yếu tố trọng yếu, then chốt, quyết định năng lực cạnh tranh nên ngay từ năm 2001, Vietcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên cung ứng dịch vụ số cho khách hàng, với việc triển khai phiên bản in-tơ-net Banking cho khách hàng cá nhân và hệ thống VCB-Money cho khách hàng tổ chức.

Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn của sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, Vietcombank đã có những bước đi mạnh mẽ và nhất quán trong hành trình chuyển đổi số. Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại với việc chuyển đổi thành công nghệ hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) vào đầu năm, Vietcombank có nhiều lợi thế trong ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số cùng các dịch vụ ngân hàng số đa tiện ích cung cấp cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp như: VCB Digibank, VCB – iB@nking, VCB CashUp, VCB DigiBiz… đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.

Một trong những niềm tự hào của Vietcombank – dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới, thanh toán đa kênh tích hợp. VCB Digibank được trang bị công nghệ xác thực đăng nhập hiện đại, tích hợp hàng loạt tiện ích như thanh toán vé tàu xe, điện, nước,… Tự hào là một trong những ngân hàng đầu tiên nghiên cứu và phát triển dịch vụ QR rút tiền và thanh toán không cần thẻ vật lí, dự án không chỉ vận dụng sáng tạo linh hoạt định hướng phát triển cách mạng số của Đảng mà còn là một bước đi kịp thời thích ứng với chủ trương thanh toán không tiếp xúc trong thời kì đại dịch. Nhờ đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã vinh danh Vietcombank là “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu Việt Nam năm 2020” với tổng số gần 50 dự án công nghệ thông tin đã và đang triển khai.

Ngày 7-6-2021, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã ra Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối về việc “Thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, một số nhóm ngành cần ưu tiên chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương bao gồm: nhóm ngành bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; nhóm ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; nhóm ngành giao thông vận tải; nhóm ngành năng lượng; nhóm ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng và nhóm ngành nông, lâm nghiệp. Trong đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng có vai trò rất quan trọng bởi đây là ngành giữ vai trò huyết mạch của nền kinh tế.

Ngày 11-5-2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã ra Quyết định số 810/QĐ-NHNN phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số Ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, mục tiêu là đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ số về chuyển đổi số của Chính phủ và phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ.

Theo đó, ngành Ngân hàng đặt ra 8 nhiệm vụ chính: 1) Chuyển đổi nhận thức, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tăng cường kiến thức về chuyển đổi số trong Ngành Ngân hàng; 2) Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong Ngành Ngân hàng; 3) Phát triển hạ tầng số; 4) Xây dựng và triển khai hiệu quả Chính phủ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước; 5) Hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số tại tổ chức tín dụng; 6) Phát triển và khai thác hiệu quả dữ liệu số; 7) Bảo đảm an toàn, an ninh mạng; 8) Phát triển nguồn nhân lực.

Cùng với đó, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngân hàng được xác định là lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Quyết định số 749/QĐ-TTg nhấn mạnh: “Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, đổi mới sáng tạo, tự động hóa quy trình, thúc đẩy hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (fintech) và trung gian thanh toán trong việc xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng để thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia, đưa dịch vụ tài chính – ngân hàng đến gần hơn những đối tượng vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng tiếp cận hoặc chưa được ngân hàng phục vụ dựa vào sự đổi mới sáng tạo của công nghệ như thanh toán di động, cho vay ngang hàng”.

Thực hiện những chủ trương, chính sách kể trên, trong những năm gần đây, Ngành Ngân hàng đã có nhiều thay đổi đáng kể với ứng dụng chuyển đổi số, bên cạnh đó, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) đã làm thay đổi thị trường với sự xuất hiện của công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và tiền điện tử. Các ngân hàng đã ứng phó với những thay đổi của thị trường và đã hợp tác với Fintech để đưa ra các dịch vụ kĩ thuật số mới nhằm chủ động thích ứng với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững. Chuyển đổi số trong Ngành Ngân hàng không chỉ đơn giản là ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ Blockchain… mà còn là sự chuyển đổi về toàn bộ mô hình, chiến lược và văn hóa kinh doanh, cách thức hoạt động của ngân hàng trên nền tảng đổi mới công nghệ. Có thể nói, ngân hàng là ngành tiên phong trong chuyển đổi số, trên cơ sở đó, liên tục đem đến những cải tiến và đột phá trong cung cấp các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của người dân và toàn xã hội.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 thông qua tại Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: Phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số là bước đi tất yếu, là bệ phóng quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Vietcombank đã chủ động xây dựng Đề án chuyển đổi số ngân hàng cùng các chương trình hành động thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với hơn 300 hành động theo 4 trụ cột là số hoá (Digital), dữ liệu (Data), công nghệ (Technology) và chuyển đổi (Transformation).

Theo đó, Vietcombank tiếp tục triển khai nhiều sản phẩm như VCB CashUp – Hệ thống thanh toán và quản lý dòng tiền hiện đại cho doanh nghiệp lớn, VCB DigiBiz – Ngân hàng số dành cho doanh nghiệp SME, Dịch vụ tài trợ thương mại trực tuyến qua chương trình VCBCC, Trợ lý ảo VCB Digibot trong hoạt động chăm sóc khách hàng trực tuyến 24/7.

Tại sự kiện “Chuyển đổi số Ngành Ngân hàng năm 2024” với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá chuyển đổi số ngân hàng đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân, hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý tài chính, minh bạch dòng tiền, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Ngành Ngân hàng cần bám sát quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp, các đơn vị hành chính, sự nghiệp là trung tâm, lấy trải nghiệm khách hàng là thước đo, đồng thời tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được Chính phủ giao, đảm bảo thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của Ngành gắn chặt với bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Cũng tại gian hàng trưng bày của sự kiện, Vietcombank đã giới thiệu về giải pháp định danh và xác thực thông qua kết nối trực tiếp (app-to-app) giữa app ngân hàng và app VNeID. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên ứng dụng giải pháp này trên thị trường, mang tới trải nghiệm liền mạch và hoàn toàn online cho người dân. Vietcombank cũng đồng thời trình diễn ứng dụng xác thực sinh trắc học bằng dữ liệu khuôn mặt (Facepay) theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, giúp tăng cường công tác phòng chống gian lận, lừa đảo trong các giao dịch điện tử.

Các sản phẩm dịch vụ số ra mắt liên tục trong những năm qua, cùng với quá trình nâng cấp trải nghiệm khách hàng một cách mạnh mẽ chính là những thành quả bước đầu của quá trình đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số tại Vietcombank.

Với mục tiêu chiến lược đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 là tiếp tục khẳng định vị trí số 1 tại Việt Nam, đứng trong 200 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam, Vietcombank đã đề ra kế hoạch hành động chuyển đổi số với mục tiêu cụ thể, có lộ trình rõ ràng nhằm từng bước nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng hiệu quả, chất lượng hoạt động. 

Để hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng trong chuyển đổi số, tại Vietcombank đã phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua các chỉ đạo sát sao của Đảng bộ Vietcombank với đại diện là Ban lãnh đạo Ngân hàng, trong thời gian vừa qua, các chi bộ trong toàn hệ thống Vietcombank đã triển khai được nhiều giải pháp, ứng dụng chuyển đổi số vào thực tiễn công việc kinh doanh, trong đó có thể kể Chi bộ Vietcombank Chi nhánh Phố Hiến.

Chi bộ Vietcombank Chi nhánh Phố Hiến trực thuộc Đảng bộ Vietcombank, với 34 đảng viên (chiếm 38% tổng số cán bộ của Chi nhánh). Trong các năm qua, Chi bộ Chi nhánh luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Nhà nước đề ra những chủ trương, biện pháp để lãnh đạo đơn vị thực hiện hiệu quả công tác đảng và hoạt động kinh doanh. Kết quả đã huy động vốn hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu bình quân, dư nợ được kiểm trong trần tín dụng, tập trung tăng trưởng tín dụng bán lẻ, kiểm soát an toàn chất lượng tín dụng, lợi nhuận kinh doanh hoàn thành chỉ tiêu đề ra, lợi nhuận bình quân đầu người đạt 2,54 tỷ/người; có nhiều hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ cộng đồng với giá trị trên 1 tỷ đồng/năm; phục vụ hơn 110 nghìn khách hàng tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Trong thời gian đại dịch Covid-19 đã thực hiện nhiều đợt cơ cấu, hỗ trợ giảm lãi suất theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Đảng bộ Vietcombank. Trong những năm qua, khách hàng của Vietcombank Phố Hiến đã duy trì tốt hoạt động sản xuất – kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận ổn định, thanh khoản tốt, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Nhận thấy được xu hướng số hóa mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung và của lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng, những năm qua, Chi bộ Vietcombank Phố Hiến đã đưa ra nhiều chủ trương đúng đắn, đầu tư các nền tảng ứng dụng và hạ tầng cho chuyển đổi số. Qua đó, Chi nhánh đã luôn hoàn thành sứ mệnh của mình, được khách hàng ghi nhận là Chi nhánh Vietcombank tin cậy, chuẩn mực, sẵn sàng sẻ chia. Với sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm, Vietcombank Phố Hiến sẽ tiếp tục đồng hành, gắn bó cùng khách hàng tăng trưởng và phát triển bền vững, góp phần xây dựng xã hội ổn định, kinh tế mạnh giàu và đất nước thêm phát triển hùng cường.

Hiện nay chuyển đổi số đối với Ngành Ngân hàng không còn là sự lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc, là hướng đi chiến lược nhằm giúp Ngành cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0. Do đó, từng đảng viên, từng cán bộ, cá nhân công tác trong lĩnh vực ngân hàng cần có ý thức nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen trong việc thực hiện chuyển đổi số, không ngừng học tập, trau dồi tri thức, gia tăng khả năng kết nối, truyền tải, sử dụng và áp dụng chuyển đổi số vào công việc và cuộc sống thường ngày.

Với mục tiêu chiến lược đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 là tiếp tục khẳng định vị trí số 1 tại Việt Nam, đứng trong 200 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam, Đảng bộ Vietcombank và cán bộ, nhân viên trong hệ thống Ngân hàng quyết tâm tiếp tục nắm vững “chìa khóa vàng” của Cách mạng công nghiệp 4.0, đón đầu xu thế công nghệ, hành động quyết liệt, từ đó duy trì tăng trưởng và củng cố vị thế dẫn đầu của Vietcombank, đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Chi bộ Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Phố Hiến

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Viettel mở rộng thị trường xuất khẩu cáp quang sang Bắc Mỹ và châu Âu

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024, Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) và Network Cable Co., Ltd. (NWC) – Hàn Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác và hợp đồng khung, cam kết đồng hành phát triển trong lĩnh vực cáp quang và phụ kiện viễn thông.

Tiếp tục đọc

EU chuẩn bị gói trừng phạt thứ 16 chống Nga nhân ‘kỷ niệm’ 3 năm

Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị thông qua gói trừng phạt thứ 16 đối với Nga vào ngày 24/2 tới, nhân dịp kỷ niệm 3 năm kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn tại Ukraine.

Tiếp tục đọc

ACV: Ước vượt 28% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

ACV ước đạt lợi nhuận trước thuế năm 2024 là 11.981 tỷ đồng, vượt 28% kế hoạch năm và tăng 35% so với năm 2023. Doanh nghiệp cam kết đưa nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hoạt động đúng dịp 30/04/2025.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay