Giá USD tăng ‘nóng’, Ngân hàng Nhà nước can thiệp ra sao?

Giá USD tăng ‘nóng’, Ngân hàng Nhà nước can thiệp ra sao?

Ảnh minh họa

Trước diễn biến giá USD tăng liên tục nhiều ngày qua, Ngân hàng Nhà nước triển khai ngay biện pháp kép để “kìm cương” tỷ giá.

Giá USD niêm yết tại các ngân hàng đã liên tục tăng suốt hai tuần qua và đã tăng 4,3% kể từ đầu năm. Giá USD trên thị trường tự do cũng đã gần chạm mức 25.900 đồng/USD.

Trước diễn biến đó, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường hỗ trợ thanh khoản hệ thống thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Cụ thể, trên kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chào thầu 30.000 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày với lãi suất ở mức 4%, có hơn 29.999 tỷ đồng trúng thầu. Ngược lại, có 10.000 tỷ đồng đáo hạn trên kênh cầm cố. Tính chung, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng gần 20.000 tỷ đồng qua kênh OMO trong phiên giao dịch ngày 4/11.

Nghiệp vụ can thiệp của Ngân hàng Nhà nước để hạ nhiệt tỷ giá (ảnh: SBV).

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu tín phiếu Ngân hàng Nhà nước ở kỳ hạn 28 ngày, đấu thầu lãi suất. Có 300 tỷ đồng trúng thầu với lãi suất giữ ở mức 3,9%; 3.900 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Tương ứng, NHNN đã bơm ròng 3.600 tỷ đồng trên kênh tín phiếu.

Tổng cộng trên hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN bơm ròng gần 23.600 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở trong chiều qua.

Trước đó, NHNN mở lại kênh phát hành tín phiếu sau gần 2 tháng tạm ngưng. Theo đó, từ ngày 18/10, NHNN đã bắt đầu chào thầu tín phiếu trở lại với hai kỳ hạn 14 ngày và 28 ngày. Việc mở lại hoạt động chào bán tín phiếu cho thấy định hướng hút bớt VND trong hệ thống ngân hàng và có chiều hướng làm tăng lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng.

Tổng lượng tín phiếu NHNN đã phát hành tính đến ngày 25/10 là xấp xỉ 67.000 tỷ đồng, gồm 17.800 tỷ đồng tín phiếu có kỳ hạn 14 ngày, còn lại là tín phiếu có kỳ hạn 28 ngày. Con số này cộng với số tiền NHNN hút về qua kênh OMO đáo hạn vào đầu tháng là khoảng 57.600 tỷ đồng, đã đưa tổng mức hút ròng từ 1 đến 25/10 lên khoảng 124.600 tỷ đồng.

Việc sử dụng song song hai công cụ tín phiếu và OMO nhằm phục vụ mục tiêu kép là vừa đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, vừa giảm sức ép lên tỷ giá thông qua việc thu hẹp chênh lệch lãi suất USD – VNĐ trên thị trường liên ngân hàng.

Ngọc Mai-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Vượt kế hoạch 6 tháng, PVEP quyết tâm giữ vững đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025

Trên cơ sở kết quả khả quan đạt được trong 6 tháng đầu năm, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) xác định 6 tháng cuối năm 2025 là giai đoạn then chốt để bảo đảm hoàn thành vượt kế hoạch năm 2025, tạo động lực để thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2025-2030.

Tiếp tục đọc

Tập đoàn Trung Quốc có doanh thu hơn 76 tỷ USD muốn tham gia xây dựng hầm vượt biển lớn nhất Việt Nam

Công trình này dự kiến có tổng mức đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mang loạt xe điện từ VF3 tới VF9 tới SVĐ Mỹ Đình để người dân thoải mái… đổi, hỗ trợ tối đa lên tới gần 240 triệu đồng

Trong sự kiện “Thu xăng - Đổi điện” của VinFast vừa khai mạc tại Sân vận động Mỹ Đình, mẫu xe VF9 nhận mức hỗ trợ cao nhất với tổng giá trị lên tới hơn 238 triệu đồng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay