Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát các giao dịch có rủi ro rửa tiền cao

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát các giao dịch có rủi ro rửa tiền cao

 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng tăng cường rà soát các giao dịch với khách hàng liên quan đến lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 – 2028. Chỉ thị nhằm thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 15/5/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sau đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018-2022; kế hoạch của NHNN triển khai Nghị quyết số 71/NQ-CP.

Theo đó, nhằm kiểm soát, quản lý rủi ro rửa tiền, góp phần triển khai hiệu quả cơ chế phòng, chống rửa tiền, Thống đốc yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tiếp tục tổ chức thực hiện và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền.

Trong đó, tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các đối tượng báo cáo thuộc thẩm quyền dựa trên mức độ rủi ro rửa tiền của đối tượng và kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo Thống đốc theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty trung gian thanh toán, tăng cường kiểm tra, rà soát chứng từ, giao dịch khi cung ứng các sản phẩm tiềm ẩn rủi ro rửa tiền.

Đồng thời, các ngân hàng tăng cường rà soát các giao dịch với khách hàng liên quan đến lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022.

Trong quá trình thực hiện rà soát các giao dịch, nếu có nghi ngờ hoặc có cơ sở pháp lý để nghi ngờ tiền, tài sản trong giao dịch có liên quan đến các loại tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao, hoặc trung bình cao theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền (như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán trái phép chất ma túy, tham ô tài sản, nhận hối lộ, buôn lậu, trốn thuế, mua bán người, đánh bạc,…) thì phải lập và gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Cục Phòng, chống rửa tiền.

Các ngân hàng được yêu cầu tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và triển khai các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp./.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 146/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam. Nghị định này bổ sung 1 đơn vị thuộc NHNN là Cục Phòng chống rửa tiền.

Trước đó, theo Quyết định số 1654/NĐ-NHNN ngày 14/7/2009 của Thống đốc NHNN, Cục Phòng, chống rửa tiền là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; có chức năng giúp Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật và cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Hàng loạt dự án sân bay lớn sử dụng ống thép Hoà Phát

Với thông điệp "Trọng lượng đủ đầy - Dựng xây vững chắc", ống thép Hòa Phát đã cung cấp cho hàng loạt dự án, công trình lớn, trọng điểm quốc gia trên cả nước.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp đầu ngành nhựa Việt Nam nhưng trong tay “đại gia” Thái Lan vượt đỉnh 18 lần từ đầu năm

Giá trị số cổ phần Nhựa Bình Minh trong tay “đại gia” Thái Lan hiện đã gấp hơn 2 lần số tiền bỏ ra mua gom để thâu tóm, chưa kể gần 2.400 tỷ đồng cổ tức tiền mặt đã bỏ túi.

Tiếp tục đọc

IMP: Dược phẩm Imexpharm báo lãi 65 tỷ đồng trong tháng 11

Công ty CP Dược phẩm Imexpharm đạt doanh thu thuần 239 tỷ đồng trong tháng 11/2024, tăng 36% so với tháng trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 65 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay