Doanh nghiệp Nga đối mặt nguy cơ phá sản lan rộng khi lãi suất ở mức kỷ lục

Doanh nghiệp Nga đối mặt nguy cơ phá sản lan rộng khi lãi suất ở mức kỷ lục

Lãi suất cao và thiếu thanh khoản đang đẩy nhiều doanh nghiệp Nga đến bờ vực phá sản.

Nguy cơ khủng hoảng tài chính đang bao trùm cộng đồng doanh nghiệp Nga, có thể khiến nhiều công ty phá sản.

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã nâng lãi suất chủ chốt lên 21% và dự kiến sẽ tăng thêm vào tháng 12 nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ đồng rúp Nga.

Tuy nhiên, chi phí đi vay tăng cao đang đẩy nhiều doanh nghiệp Nga vào vòng xoáy nợ khi chi phí lãi vay chiếm tới 1/4 thu nhập. Với lãi suất thực tế đạt 25% đối với các doanh nghiệp, nguy cơ vỡ nợ và phá sản tăng mạnh.

Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra năm 2022, chỉ khoảng 20% các khoản vay doanh nghiệp được phát hành theo lãi suất thả nổi. Tuy nhiên, đến giữa năm 2023, tỷ lệ đã tăng vọt lên 44% vì các khoản vay có điều khoản được neo theo lãi suất chủ chốt của CBR. Đến cuối năm 2023. Các khoản vay lãi suất thả nổi chiếm 53% khoản vay của doanh nghiệp.

Theo dữ liệu từ cơ quan đăng ký doanh nghiệp của Nga Fedresurs, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nga đã tăng 20% trong năm nay do lãi suất tăng cao và thiếu thanh khoản đẩy các công ty đến bờ vực phá sản.

Khó khăn đã gia tăng trong những tháng gần đây khi Liên minh Các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga (RSPP) cho biết khiếu nại về thanh toán chậm đang tăng mạnh.

“Trước đây, 22% chủ doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề này, nhưng con số đó hiện đã tăng lên 37%”, RSPP cho biết, nói thêm rằng nhiều công ty phải trì hoãn thanh toán cho các nhà cung cấp và các chủ nợ khác.

Ngành bán lẻ đặc biệt dễ bị tổn thương. Liên minh các trung tâm mua sắm của Nga đã kiến ​​nghị chính phủ đưa ra các biện pháp hỗ trợ quan trọng, bao gồm lãi suất hỗ trợ từ 7-10%, tái cấu trúc nợ và gia hạn thời gian trả nợ từ 5-10 năm, tờ báo kinh tế Kommersant của Nga đưa tin. Liên minh cảnh báo 200 trung tâm mua sắm có nguy cơ phá sản trong những tháng tới nếu không được hỗ trợ.

Một số quan chức Nga đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Sergey Chemezov, CEO của tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec, đã cảnh báo rằng các nhà sản xuất có chu kỳ sản xuất kéo dài hơn 1 năm khó có thể duy trì trong môi trường lãi suất hiện tại.

“Nếu tiếp tục thế này, hầu hết các doanh nghiệp ta sẽ phá sản”, Chemezov cho biết vào tháng 10, đồng thời nói thêm rằng ngay cả doanh thu bán vũ khí cao cũng không đủ để bù đắp chi phí nợ ở mức trên 20%.

“Nếu chu kỳ sản xuất của một sản phẩm mất 1 năm, thì khoản thanh toán trước chỉ đủ 40% chi phí sản xuất. Phần còn lại phải đi vay, nhưng lãi suất cao sẽ xóa sạch mọi lợi nhuận”, ông nói thêm.

Tỷ phú Alexey Mordashov, người sáng lập nhà máy thép Severstal, nói rằng với mức lãi suất hiện tại, các công ty sẽ có lợi hơn nếu dừng mở rộng hoặc thậm chí thu hẹp quy mô và gửi tiền vào ngân hàng thay vì tiếp tục hoạt động và chấp nhận rủi ro.

Theo Bne Intellinews

Y Vân-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay