EU và Trung Quốc chọn “bắt tay” để đối đầu “đòn thuế” từ ông Trump?

EU và Trung Quốc chọn “bắt tay” để đối đầu “đòn thuế” từ ông Trump?

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã cam kết sẽ tăng thuế quan lên từ 60 đến 100% đối với hàng hóa Trung Quốc, cùng với mức thuế quan chung từ 10 đến 20% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác tới Mỹ.

Trung Quốc và Liên minh châu Âu nên giải quyết những bất đồng của họ và thành lập một mặt trận thống nhất chống lại một Donald Trump “chiến thắng”, cựu giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhận định. 

Đánh giá của ông Pascal Lamy – tổng giám đốc của tổ chức thương mại đa phương có trụ sở tại Geneva từ năm 2005 đến năm 2013 – được đưa ra trong bối cảnh những lo ngại về tương lai của toàn cầu hóa gia tăng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tuần trước. 

Ông Pascal Lamy – cựu tổng giám đốc WTO. Ảnh: SCMP

Trong một cuộc phỏng vấn với SCMP cuối tuần trước, ông Lamy – hiện là giáo sư danh dự của Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc – Châu Âu,  cho biết nhiệm kỳ tới của ông Trump sẽ đặt ra thách thức không chỉ đối với Trung Quốc mà còn đối với EU và nhiều đối tác thương mại khác. 

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã cam kết sẽ tăng thuế quan lên từ 60 đến 100% đối với hàng hóa Trung Quốc, cùng với mức thuế quan chung từ 10 đến 20% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác tới Mỹ. Sau khi phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc vào năm 2018, khoảng 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã bị đánh thuế nhằm kiềm chế thâm hụt ngày càng tăng của Mỹ, và động thái này đã gây ra hành động trả đũa từ Bắc Kinh.

Cựu lãnh đạo WTO khẳng định rằng bất kể Washington làm gì, thì sự tôn trọng đối với WTO cũng sẽ thúc đẩy những nước khác duy trì hoạt động thương mại thế giới.

Ông cho biết: “Những gì Trung Quốc nên làm là [trao đổi] với các cường quốc thương mại lớn khác, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… và thiết lập một lập trường chung”.

“Chúng ta nên xây dựng một mặt trận thống nhất chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ trong WTO”.

Chính sách thương mại của chính quyền Mỹ tiếp theo sẽ là yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Trung Quốc, vốn ghi nhận tốc độ tăng trưởng chững lại trong bối cảnh phải vật lộn với nhu cầu trong nước yếu, cuộc khủng hoảng kéo dài tại thị trường bất động sản, núi nợ của chính quyền địa phương và lòng tin của nhà đầu tư thấp.

Bắc Kinh cũng bất đồng quan điểm với Brussels về thuế quan đối với xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất. Các biện pháp đối phó của họ, mặc dù có phạm vi khá hạn chế, đã không được các quan chức châu Âu chấp thuận.

Tuy nhiên, cựu lãnh đạo WTO Lamy phản đối việc coi tranh chấp này là chiến tranh thương mại.

Thay vào đó, ông cho biết có “sự khác biệt về đánh giá” về mức độ trợ cấp EV của Trung Quốc, đồng thời nói thêm rằng giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản.

“Đây là một bất đồng sẽ được WTO giải quyết. Có một cơ chế trong WTO để giải quyết vấn đề này, thông qua tham vấn, đàm phán hoặc kiện tụng. Nó chưa thể được coi là một cuộc chiến tranh thương mại”, ông Lamy cho biết.

Sau cuộc họp tại Budapest hôm 8/11, các nhà lãnh đạo châu Âu đã tái khẳng định trong một thông cáo rằng hệ thống đa phương vẫn là yếu tố thiết yếu khi khối này theo đuổi chính sách thương mại đầy tham vọng, mạnh mẽ, cởi mở và bền vững.

“Tôi nghĩ Trung Quốc đồng ý với điều đó”, ông Lamy cho biết. 

Chính trị gia kỳ cựu này cũng cho biết thương mại mất cân bằng của Trung Quốc là vấn đề kinh tế vĩ mô bắt nguồn từ mức tiêu dùng và phúc lợi xã hội không đầy đủ, trong đó tình trạng dư thừa năng lực sản xuất chỉ là một biểu hiện.

“Nguyên nhân thực sự là hệ thống kinh tế vĩ mô của Trung Quốc không đủ tiêu dùng và tiết kiệm quá mức, do đó, năng lực sản xuất phải chuyển sang xuất khẩu”, ông Lamy cho biết.

“Nếu có năng lực sản xuất lớn và không đủ tiêu dùng trong nước, thì bạn buộc phải ra nước ngoài để bán trên thị trường quốc tế với mức giá thấp hơn so với giá bán trên thị trường trong nước. Đây là vấn đề kinh tế vĩ mô nhưng với chiều hướng thương mại, vấn đề này chắc chắn phải được giải quyết.”

Ông đề xuất Trung Quốc tái cân bằng nhanh hơn và xem xét kỹ hơn lý do tại sao các hộ gia đình tiết kiệm quá mức.

“Lý do là không đồng đều, phúc lợi hoặc bảo hiểm chung không đủ so với mức phát triển của Trung Quốc và đây là thách thức lớn nhất mà đất nước phải đối mặt. Đó là nhận định của tôi,” ông nói. 

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Loạt DN Nhà nước vượt kế hoạch 2024: Tập đoàn lớn nhất Việt Nam thiết lập kỷ lục lợi nhuận 48.900 tỷ, Vietnam Airlines và ACV báo lỗ quý 4?

Các doanh nghiệp nhà nước đã họp tổng kết năm và đưa ra con số kết quả kinh doanh ước tính năm 2024.

Tiếp tục đọc

Cận Tết, thị trường xuất hiện động thái “đi trước đón đầu”, nhà đầu tư liên tục tìm kiếm đất nền sổ đỏ quanh dự án lớn

Các lô đất sổ đỏ nằm cận kề dự án khu đô thị quy mô lớn tiếp tục được nhà đầu tư săn đón trong bối cảnh nguồn cung đất nền ngày càng khan hiếm.

Tiếp tục đọc

Người Mỹ thu nhập thấp vẫn chật vật sau nhiều năm lạm phát cao và lãi suất tăng

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở Mỹ đã giảm bớt phần nào, nhưng người Mỹ có thu nhập thấp vẫn phải chật vật sau nhiều năm lạm phát cao và lãi suất tăng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay