Doanh nghiệp đón tin vui, dệt may kỳ vọng “cán đích” 44 tỷ USD

Doanh nghiệp đón tin vui, dệt may kỳ vọng “cán đích” 44 tỷ USD

Nhiều doanh nghiệp lớn cho biết đã “về đích” phần lớn kế hoạch năm và đang chạy “nước rút” cho mùa cao điểm cuối năm với tinh thần lạc quan.

Là “ông lớn” trong ngành dệt may, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2024 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 quý hoàn thành 73,6% kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ, lợi nhuận bằng 80% kế hoạch, tăng hơn 70% so với cùng kỳ. Khả năng về đích đúng kế hoạch của Tập đoàn năm 2024 được nhận định là lạc quan.

Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 quý của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã hoàn thành 73,6% kế hoạch và đang bước vào cao điểm cuối năm.

Lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng nhận định, hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam đều có tín hiệu phục hồi tích cực.

Tương tự, Công ty Dệt may Thành Công cũng cho biết đã nhận khoảng 92% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý IV và khoảng 90% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2024. Năm nay, bên cạnh những sản phẩm truyền thống, Dệt may Thành Công đang đẩy mạnh nhóm sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm tái chế và có giá trị cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Ngoài ra, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng các thị trường còn nhiều dư địa, tìm kiếm thị trường mới, đồng thời đẩy mạnh thị trường nội địa. Với dự báo tình hình xuất khẩu dệt may sẽ khả quan hơn vào các tháng cuối năm và căn cứ vào mức độ tiếp nhận đơn hàng, Dệt may Thành Công đang hy vọng sẽ đạt kế hoạch trong năm này.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex nhìn nhận, thị trường xuất khẩu dệt may trong 9 tháng vừa qua có sự phục hồi do sự chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh, Myanmar sang Việt Nam. Tồn kho tại các thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản có xu hướng giảm dần so với cùng kỳ năm trước, cộng với sức mua có xu hướng tăng đã tạo nên sự phục hồi nhu cầu đặt hàng từ các đối tác.

“Dự kiến đơn hàng may mặc trong quý IV/2024 và quý I/2025 sẽ tiếp tục dồi dào, tuy nhiên đơn giá chưa cải thiện đáng kể. Trong dài hạn, khi chính sách cắt giảm lãi suất tại các thị trường lớn thực sự có tác động tích cực đối với nền kinh tế, tạo ra việc làm ổn định và sức mua, đơn giá sẽ cải thiện”, ông Lê Tiến Trường cho hay.

Kết quả khả quan này đã giúp dệt may đứng thứ 4 trong nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước trong 10 tháng năm 2024 với 30,572 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhận định, mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của ngành dệt may năm 2024 rất khả thi bởi cuối năm là cao điểm cho đơn hàng sản xuất mùa lễ hội. Dự kiến, các đơn hàng sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng Mỹ cải thiện vào dịp mua sắm Giáng sinh, năm mới.

Nói như ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, xuất khẩu dệt may đang quay lại đà phục hồi, các doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng đến hết cuối năm 2024.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhận định, mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của ngành dệt may năm 2024 rất khả thi bởi cuối năm là cao điểm cho đơn hàng sản xuất mùa lễ hội.

“Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong tiến trình hội nhập và phát triển. Năm 2024, ngành dệt may có thể đạt 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tăng gần 10% so với năm 2023. Ngành đã xuất khẩu sản phẩm sang 104 thị trường, đa dạng hoá được đối tượng khách hàng và mặt hàng”, ông Giang nhận định.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Lê Tiến Trường phân tích thêm, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại, ngày 19/9 vừa qua, FED đã giảm lãi suất 0,5% đưa mức điều hành về 4,75-5% sau hơn 3 năm, và có khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm tiếp 0,5% trong 2 kỳ họp còn lại trong năm 2024, 1% trong năm 2025 và 0,5% năm 2026 để giữ lãi suất quanh 3% trong những năm tiếp theo.

Với đà cắt giảm này, Fed kỳ vọng vào việc hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ (lạm phát về mức mục tiêu mà không suy thoái). Tâm lý tiêu dùng của người dân Mỹ tích cực hơn do chi phí vay thấp hơn, giảm tác động của lãi suất thẻ tín dụng, cũng như thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế.

Với EU, lạm phát của EU có xu hướng giảm. Sắp tới, châu Âu là “vùng mờ” về khả năng phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu thụ trong trung hạn. Còn với Nhật Bản, nước này cũng đang thay đổi tiếp cận chính sách, chấp nhận lạm phát, mất giá đồng Yên để đạt được tăng trưởng kinh tế. Những yếu tố này khiến nhu cầu tiêu dùng tại 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam được cải thiện trong thời gian sắp tới.

Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất cũng đang đối mặt với nhiều thách thức mới do khách hàng có thay đổi yêu cầu, thường đặt đơn hàng nhỏ, số lượng ít, đơn giá thấp, thời gian giao hàng ngắn. Người tiêu dùng có xu hướng mua hàng qua thương mại điện tử ngày càng nhiều, nhu cầu sản phẩm đa dạng hơn.

Ở các thị trường như EU, Mỹ, yêu cầu về sản xuất xanh, bền vững từ nguyên liệu, lao động, thiết bị đến năng lượng, vận chuyển đều được luật hoá và triển khai đồng bộ.

Song song đó, ngành dệt may Việt Nam cũng chịu áp lực ngày càng lớn về lực lượng lao động. Cụ thể, đến hiện tại, các doanh nghiệp trong ngành đang thiếu khoảng 500.000 lao động, trong đó, tập trung vào lao động có tay nghề, lao động cấp trung, quản lý, thiết kế sản phẩm.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo, các doanh nghiệp dệt may phải thay đổi chiến lược sản xuất thông qua cải tiến quy trình, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, ứng dựng tự động hoá các khâu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, công suất sản xuất, linh hoạt đáp ứng các đơn hàng nhỏ, đa dạng sản phẩm.

Ngoài việc cắt giảm chi phí và thời gian sản xuất, doanh nghiệp cũng phải chú trọng đến việc lựa chọn các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế phù hợp với xu hướng kinh tế tuần hoàn. Doanh nghiệp cũng phải đa dạng hoá thị trường, khách hàng; linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người mua mới có thể duy trì và phát triển lâu dài.

Thy Hằng-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

POW: Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 là bàn đạp duy trì lợi thế cạnh tranh cho PV Power trong năm 2025

Các dự báo từ thị trường đầu tư đều cho rằng với lợi thế là nhà sản xuất điện khí lớn nhất Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - MCK: POW) sẽ duy trì vị trí dẫn đầu ngành điện, có lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần, đưa cổ phiếu POW ở triển vọng tích cực trong năm 2025.

Tiếp tục đọc

Shark Bình: “Sai lầm của startup là coi nhẹ vị trí kế toán”

Trả lời trong một tọa đàm, Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group, cho rằng nhiều startup đang gặp vấn đề quản trị nội bộ, đặc biệt quản trị tài chính.

Tiếp tục đọc

150 thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bị nợ lương lên tới hàng chục triệu yên

Chủ tịch công ty Nhật Bản này chia sẻ với Kyodo News rằng họ không thể trả lương do thiếu tiền hoạt động.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay