Nhật Bản: Số liệu tăng trưởng quý III mở đường cho việc tăng lãi suất

Nhật Bản: Số liệu tăng trưởng quý III mở đường cho việc tăng lãi suất

Theo số liệu chính phủ vừa công bố, kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng 0,9% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái, chậm lại so với quý trước đó, do đầu tư vốn yếu, mặc dù hoạt động tiêu dùng phục hồi.

Mức tăng trưởng nói trên cao hơn so với ước tính trung bình 0,7% của thị trường, nhưng chậm hơn so với mức tăng trưởng 2,2% (đã được điều chỉnh) của quý trước.

So với quý II, kinh tế Nhật Bản tăng 0,2% trong quý III, phù hợp với ước tính trung bình của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters.

Tiêu dùng tư nhân, chiếm hơn một nửa sản lượng kinh tế, tăng 0,9%, vượt dự báo 0,2% của thị trường và cao hơn mức 0,7% đã được điều chỉnh của quý II.

Chuyên gia Kengo Tanahashi của công ty chứng khoán Nomura Securities nhận định tiêu dùng tăng mạnh trong quý vừa qua là một bất ngờ lớn. Tuy nhiên, ông cho rằng điều này có thể phản ánh các yếu tố nhất thời như tác động của việc cắt giảm thuế thu nhập tạm thời và sự phục hồi của sản lượng ô tô sau các bê bối chứng nhận an toàn. Nhìn chung, ông Tanahashi cho rằng dữ liệu này là tín hiệu tốt cho việc tăng lãi suất hơn nữa.

Chi tiêu vốn, động lực tăng trưởng chính của kinh tế Nhật Bản, đã giảm 0,2% trong quý III như dự đoán trong cuộc thăm dò của Reuters. Các nhà kinh tế cho biết sự suy giảm của các nền kinh tế nước ngoài đã gây áp lực giảm đối với hoạt động đầu tư máy móc trong các lĩnh vực như thiết bị sản xuất chip.

Chuyên gia Kazutaka Maeda của Viện Nghiên cứu Meiji Yasuda dự đoán nền kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi với tốc độ vừa phải. Ông cũng cho rằng cam kết của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc áp thuế mới đối với tất cả hàng nhập khẩu có thể tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Nhật Bản. Nhưng theo ông, tiền lương, nếu tiếp tục tăng trong năm tới, sẽ giúp củng cố tiêu dùng trong nước.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại trong quý III cho thấy sự mong manh của nền kinh tế Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh nguy cơ giảm tốc của kinh tế Mỹ ngày càng tăng và sự suy yếu hơn nữa ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Tuy nhiên, mức tiêu dùng tư nhân cao hơn dự đoán đã giúp củng cố dự báo của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) về sự phục hồi vững chắc nhờ tăng lương và tiêu dùng. Điều này sẽ giúp lạm phát đạt mục tiêu 2% một cách bền vững để mở đường cho việc tăng lãi suất.

BoJ đã duy trì lãi suất siêu thấp vào tháng trước và cho biết những rủi ro xung quanh nền kinh tế Mỹ đang giảm bớt, báo hiệu các điều kiện đang trở nên thuận lợi để tăng lãi suất một lần nữa.

LINK GỐC

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Dấu ấn M&A 2024: Top 10 thương vụ của năm

Mặc dù nền kinh tế chung và DN còn khó khăn nhưng mua bán sáp nhập DN (M&A) năm 2024 tại Việt Nam vẫn khá nhộn nhịp với nhiều thương vụ lớn. Cùng VietnamFinance điểm lại những vụ M&A ấn tượng năm 2024.

Tiếp tục đọc

Phú Xuyên, Hà Nội: Liên danh Tân Đạt – Quảng Tây – Giao thông 575 gặp đối thủ “nặng ký”

Phú Xuyên, Hà Nội: Liên danh Tân Đạt – Quảng Tây – Giao thông 575 gặp đối thủ “nặng ký”

Tiếp tục đọc

Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20-12-2024 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay