Ông Trương Tuấn Anh – Chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước trở thành Tổng Giám đốc HFIC

Ông Trương Tuấn Anh – Chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước trở thành Tổng Giám đốc HFIC

Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) có thể gọi là “SCIC của TP.HCM” với mô hình hoạt động là huy động các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào các lĩnh vực, ngành nghề mà Thành phố cần ưu tiên đầu tư.

Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi trao quyết định cho ông Trương Tuấn Anh (Ảnh: HCM CityWeb)

Sáng 18/11, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi chủ trì buổi lễ trao quyết định với 6 nhân sự.

Trong đó, Chủ tịch UBND Thành phố đã trao Quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm ông Trương Tuấn Anh, Chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước (nguyên Trợ lý Chủ tịch nước) giữ chức vụ Thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.Hồ Chí Minh (HFIC); thời hạn giữ chức vụ là 5 năm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12/2024.

Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh đề nghị ông Trương Tuấn Anh cùng tập thể lãnh đạo Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.Hồ Chí Minh sớm ngồi lại rà soát, nghiên cứu chiến lược phát triển mới cho đơn vị. Nghị quyết số 98 của Quốc hội đã đưa ra các cơ chế, xác định Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.Hồ Chí Minh là định chế tài chính rất quan trọng, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển Thành phố.

Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) có thể gọi là “SCIC của TP.HCM” với mô hình hoạt động là huy động các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào các lĩnh vực, ngành nghề mà Thành phố cần ưu tiên đầu tư.

Các lĩnh vực này gồm đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các ngành kinh tế quan trọng của Thành phố; các dự án công ích, hoặc các dự án phục vụ mục tiêu chính trị theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân Thành phố; Góp vốn liên doanh, liên kết; góp vốn cổ phần với doanh nghiệp khác; Đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, thông qua thị trường vốn, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật…

Tiền thân của HFIC là Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị thành phố Hồ Chí Minh (HIFU) được thành lập năm 1996 và chính thức hoạt động dưới mô hình công ty từ ngày 13/04/2010.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023, tính đến cuối năm, tổng tài sản của HFIC là 16.407 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm gần 11.900 tỷ.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhẹ lên 13.850 tỷ đồng trong đó chủ yếu là doanh thu từ kinh doanh xổ số truyền thống (11.880 tỷ đồng). Thu nhập thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 của HFIC tăng nhẹ so với năm 2022, đạt 2.522 tỷ đồng. Thu nhập thuần từ hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác tăng mạnh lên 276 tỷ đồng nhưng phần lãi từ công ty liên doanh, liên kết giảm mạnh từ 833 tỷ đồng còn 266 tỷ đồng.

Đồng thời, không còn khoản hoàn nhập chi phí dự phòng rủi ro cho vay lên đến gần 2.000 tỷ như năm trước, HFIC báo lãi trước thuế 2.529 tỷ đồng – giảm 48% so với năm 2022.

Ngoài danh mục các khoản đầu tư trị giá gần 10.000 tỷ đồng bao gồm tiền gửi, chứng khoán và các khoán cho vay, đầu tư góp vốn thì HFIC cũng ghi nhận 2 công trình bất động sản thực hiện theo hình thức góp vốn liên doanh với công ty khác, gồm Cao ốc văn phòng 91 Pasteur và Cao ốc văn phòng 25bis Nguyễn Thị Minh Khai.

Ngọc Điệp

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay