Giá dầu giằng co giữa các yếu tố căng thẳng địa chính trị và nguồn cung

Giá dầu giằng co giữa các yếu tố căng thẳng địa chính trị và nguồn cung

 Phiên 19/11, giá dầu ít biến động, khi dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga-Ukraine làm dấy lên nguy cơ gián đoạn nguồn cung, nhưng việc mỏ Johan Sverdrup nối lại sản xuất đã hạn chế đà tăng của dầu.

Giá dầu giằng co giữa các yếu tố căng thẳng địa chính trị và nguồn cung. Ảnh: TTXVN

Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1 xu Mỹ, lên 73,31 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,3%, tương đương 23 xu Mỹ, lên 69,39 USD/thùng.
Nga cho biết Ukraine đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga vào ngày 19/11. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mô tả cuộc tấn công này là sự leo thang của phương Tây. Ngày 19/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê chuẩn học thuyết hạt nhân mới. Trong số các điều kiện để sử dụng vũ khí hạt nhân nay có việc phóng tên lửa đạn đạo ồ ạt nhằm vào Nga.
Nhà phân tích Daniel Hynes của ngân hàng ANZ nhận định, điều này đánh dấu sự gia tăng căng thẳng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung trên thị trường dầu mỏ.
Giới quan sát thị trường cũng chỉ ra những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu hàng đầu, đang mua dầu thô nhiều hơn. Nhà phân tích năng lượng Alex Hodes của StoneX, trích dẫn dữ liệu từ công ty theo dõi tàu Kpler, cho biết lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đang trên đà kết thúc tháng 11/2024 ở mức cao nhất mọi thời đại hoặc gần bằng mức đó. Ông Hodes cho rằng Trung Quốc có thể đã tăng cường mua dầu trong tháng này do giá hiện tại ở mức tương đối tốt.
Tuy nhiên, trong diễn biến làm hạn chế đà tăng của giá dầu, công ty Equinor đã nối lại một phần hoạt động sản xuất từ mỏ Johan Sverdrup (Na Uy) ở Biển Bắc, mỏ dầu lớn nhất Tây Âu, một ngày sau khi sự cố mất điện ở đây góp phần đẩy giá dầu tăng 3%.
Bên cạnh đó, số liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ cho thấy lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã tăng 4,75 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 15/11.

Khánh Ly-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Ngành thép Việt Nam phục hồi nhờ nhu cầu nội địa, Hòa Phát vượt Formosa dẫn đầu mảng HRC

Theo báo cáo triển vọng ngành thép vừa được Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố, trong 5 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng thép thành phẩm tại Việt Nam đạt hơn 13 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ thị trường nội địa, khi nhu cầu xây dựng trong nước tiếp tục duy trì ổn định, đặc biệt tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Tiếp tục đọc

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3%

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 7,9%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 14,7% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 23,2%... so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

Chuyện gì đang diễn ra ở Nga?: Một loại hàng hoá tăng giá 167%, liên tục nhận ‘cảnh báo đỏ’ nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn thấp kỷ lục, người dân giàu lên nhanh chóng

Giá khoai tây ở Nga đã tăng 167% trong năm qua, cho thấy lạm phát liên tục nóng lên. Song, tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, trong khi người dân lại giàu lên.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay