Phát triển kinh tế tuần hoàn cần lấy con người làm trung tâm

Phát triển kinh tế tuần hoàn cần lấy con người làm trung tâm

Ngày 22-11, Viện Nghiên cứu con người (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (Đại học quốc gia TPHCM) tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển con người trong bối cảnh giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế tuần hoàn”.

Theo Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính liên tục gia tăng, từ khoảng 20 triệu tấn năm 1990 lên 355 triệu tấn CO2 năm 2020. Bên cạnh vấn đề phát thải CO2, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Ô nhiễm nhựa đại dương cũng là một vấn đề được quốc tế công nhận. Bên cạnh đó, rác thải rắn sinh hoạt và nước thải không được thu gom, xử lý tốt đã gây ô nhiễm nguồn nước sông và ô nhiễm nước ngầm tại nhiều nơi.

PGS-TS Nguyễn Văn Thành chia sẻ thông tin tại hội thảo. Ảnh : MINH HẢI

Tại hội thảo, PGS-TS Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chịu tác động nghiêm trọng nhất của tình trạng biến đổi khí hậu do có đường bờ biển dài khoảng 3.260km và nhiều địa phương có địa thế trũng, thấp. Cụ thể, tình trạng lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cạn kiệt tài nguyên, mất đa dạng sinh học… đang diễn ra rất phức tạp. Khi nhiệt độ tăng 1,5°C có thể gây ra tổn thất lên tới 4,5% GDP; các sự kiện khí hậu cực đoan khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 1 tỷ USD/năm.

PGS-TS Nguyễn Thị Hoài Lê chia sẻ thông tin tại hội thảo. Ảnh: MINH HẢI

PGS-TS Nguyễn Văn Thành cho biết thêm, bối cảnh hiện nay đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực, khi đất nước hội nhập khu vực, quốc tế ngày càng sâu rộng. Việt Nam cần có đội ngũ chuyên gia chất lượng về biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước, xử lý nhiễm mặn, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Các đại biểu tham gia hội thảo. Ảnh: MINH HẢI

Để thúc đẩy xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn lấy con người làm trung tâm, PGS-TS Nguyễn Thị Hoài Lê, Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người khuyến nghị, với cụ thể từng lĩnh vực, Chính phủ cần tham gia bằng cách đưa ra các chính sách mới và khuyến khích sự phát triển kinh tế tuần hoàn. Các chính sách này song song với công nghệ xanh sẽ giúp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, thúc đẩy hệ thống quản lý chất thải tốt hơn, lượng khí thải carbon thấp hơn, tăng nguồn năng lượng tái tạo.

MINH HẢI

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PAN: Lợi nhuận tăng trưởng, Tập đoàn PAN giảm đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Kết thúc nửa đầu năm 2025, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu đạt 8.183 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 459 tỷ đồng; tăng lần lượt 20% và 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

ABI: Chi phí bồi thường tăng đột biến “ăn mòn” lợi nhuận ABIC

Chi phí bồi thường tăng gần 21% trong quý II/2025 đã khiến lợi nhuận của ABIC sụt giảm dù doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

STB: Sacombank – ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Sacombank là “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Việt Nam trong năm 2025 (SME Payment Solutions of the Year – Vietnam 2025). Danh hiệu này thuộc hệ thống giải thưởng ABF Retail Banking Awards được triển khai thường niên nhằm vinh danh các ngân hàng, tổ chức tài chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt thành tựu nổi bật.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay