Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Qua công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn, đồng thời kiến nghị nộp ngân sách gần 12 tỷ đồng.

Qua thanh tra phát hiện nhiều khoản đầu tư tài chính tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và 3 đơn vị được thanh tra có nguy cơ thua lỗ, mất vốn. Ảnh: TQ

Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn

Kết luận thanh tra số 116/KL-TTr ngày 5/11/2024 của Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy, đối với việc quản lý nợ phải trả, có 3 đơn vị được thanh tra chưa thực hiện đối chiếu đầy đủ với các chủ nợ tại thời điểm 31/12/2023 số tiền trên 44,8 tỷ đồng.

3 công ty con thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam được thanh tra gồm: Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp; Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng; Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên.

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp có hệ số nợ phải trả vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, công ty không đảm bảo khả năng trả nợ, nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản nợ là rất lớn.

Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp được đầu tư chủ yếu bằng vốn vay (dự án Nhà máy Xi măng Tam Điệp – Ninh Bình được phê duyệt quyết toán trên 2.817,6 tỷ đồng, trong đó vốn vay trên 2.760,5 tỷ đồng, chiếm 97,98% tổng vốn đầu tư). Sau khi tái cơ cấu tài chính, Tổng Công ty đã cấp bổ sung vốn điều lệ cho công ty là 1.062 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng nợ vay ngắn hạn vẫn lớn, doanh thu không đủ bù đắp chi phí tài chính và chi phí khấu hao lớn nên kết quả hoạt động kinh doanh có lỗ lũy kế lớn đến 31/12/2023 là trên 1.126,6 tỷ đồng (chiếm 99,5% vốn góp của chủ sở hữu), dẫn đến chỉ tiêu vốn chủ sở hữu còn trên 62,3 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với nợ phải trả.

Đối với việc đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty mẹ – Tổng Công ty đã đầu tư tài chính ngắn hạn trên 2.593,1 tỷ đồng là các khoản tiền gửi có kỳ hạn không quá 1 năm tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, công ty mẹ – Tổng Công ty chưa ban hành quy chế quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng để có thể cân đối dòng tiền tối ưu, hiệu quả hơn theo quy định.

Về đầu tư tài chính dài hạn, có 2 đơn vị được thanh tra đã đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm 31/12/2023 số tiền gần 14.049 tỷ đồng, trong đó: Công ty mẹ – Tổng Công ty đầu tư vào 3 công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ số tiền trên 3.927 tỷ đồng, đầu tư vào 14 công ty con cổ phần số tiền trên 7.698 tỷ đồng, đầu tư vào 10 công ty liên doanh, liên kết số tiền gần 2.006 tỷ đồng và đầu tư vào 4 công ty khác số tiền trên 342,1 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên đầu tư vào 1 công ty con 19,5 tỷ đồng, đầu tư vào 2 công ty khác số tiền 56 tỷ đồng.

Hiệu quả đầu tư tài chính dài hạn, năm 2023, có 14 công ty có kết quả kinh doanh lỗ số tiền trên 1.610,6 tỷ đồng (trong đó Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long có số lỗ lớn nhất là trên 647,8 tỷ đồng). Có 15 công ty lỗ lũy kế đến 31/12/2023 là trên 7.923,7 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ góp vốn của công ty mẹ – Tổng Công ty tại từng công ty là trên 5.895 tỷ đồng, bằng 85,3% vốn công ty mẹ – Tổng công ty đã đầu tư tại các công ty này. Trong đó 8/10 công ty con sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam có lỗ lũy kế đến 31/12/2023 trên 6.702,6 tỷ đồng.

Qua thanh tra cho thấy, một số khoản đầu tư tại công ty mẹ – Tổng Công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn đầu tư.

Ngày 31/12/2023, Công ty mẹ – Tổng Công ty trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư với số tiền trên 3.017,8 tỷ đồng đối với 7 khoản đầu tư, gồm: Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, số vốn đã đầu tư trên 1.132 tỷ đồng (tỷ lệ 100% vốn điều lệ); lỗ lũy kế trên 1.126,6 tỷ đồng, bằng 99,5% so với vốn góp của chủ sở hữu; trích lập dự phòng trên 1.069,6 tỷ đồng. Công ty đang mất cân đối vốn, khả năng thanh toán nợ thấp. Tổng Công ty đang hỗ trợ cho công ty vay vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn với tổng số tiền 396 tỷ đồng.

Năm 2023, có 6 công ty có dấu hiệu mất an toàn về tài chính, trong đó 3 công ty đã được Tổng Công ty ban hành quyết định giám sát tài chính. Ảnh: TQ

Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân, năm 2023 lỗ trên 64,1 tỷ đồng; lỗ lũy kế trên 60,7 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long, năm 2023 lỗ trên 647,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế trên 4.902 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm trên 2.960 tỷ đồng, trích lập dự phòng trên 1.605,8 tỷ đồng. Công ty liên tục thua lỗ, tình hình tài chính tiếp tục mất cân đối nghiêm trọng, không còn khả năng trả nợ đến hạn, đứng trước nguy cơ phải dừng hoạt động vì không có dòng tiền.

Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Sông Thao; Công ty Cổ phần Sông Đà 12; Công ty Cổ phần Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai và Công ty Cổ phần Cao su Đồng Nai – Kratie cũng có số lỗ “khủng” có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.

Ngoài ra, 9 công ty con, công ty liên doanh liên kết khác được công ty mẹ – Tổng Công ty đầu tư cũng có kết quả kinh doanh lỗ năm 2023 nhưng vốn chủ sở hữu vẫn cao hơn vốn đầu tư.

Yêu cầu nộp ngân sách Nhà nước gần 12 tỷ đồng

Qua thanh tra, Thanh tra Bộ Tài chính yêu cầu 3/4 đơn vị được thanh tra phải nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước (NSNN) số tiền gần 12 tỷ đồng, trong đó:

Thuế thu nhập doanh nghiệp, 2 đơn vị được thanh tra thực hiện kê khai và nộp bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền trên 4,7 tỷ đồng, cụ thể:

Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng trên 3,1 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên trên 1,5 tỷ đồng.

Thuế giá trị gia tăng, Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên kê khai và nộp bổ sung thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không đúng pháp luật về thương mại số tiền trên 532,5 triệu đồng.

Lợi nhuận còn lại nộp vào NSNN: Công ty mẹ – Tổng Công ty sau khi trích lập các quỹ, nộp bổ sung lợi nhuận còn lại vào NSNN số tiền trên 6,6 tỷ đồng.

Qua thanh tra, Thanh tra Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị được thanh tra nộp NSNN gần 12 tỷ đồng. Ảnh: TQ

Thanh tra Bộ Tài chính kiến nghị Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và các đơn vị được thanh tra rà soát, tiếp tục thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty mẹ – Tổng Công ty và Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng theo quy định tại Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26/5/2021 của Bộ Tài chính và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ.

Báo cáo Bộ Xây dựng sớm phê duyệt, ban hành Quy chế Quản lý tài chính thay thế Quy chế Quản lý tài chính theo Quyết định số 0505/QĐ-XMVN ngày 4/4/2012 của Hội đồng Thành viên Tổng Công ty.

Công ty mẹ – Tổng Công ty kịp thời xây dựng, ban hành Quy chế Quản lý sử dụng Quỹ Thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên; Quy chế Quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; Quy chế Quản lý tài chính Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp; Quy chế Quản lý tài chính Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng theo quy định.

Chỉ đạo các đơn vị được thanh tra nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung để xây dựng và ban hành các quy chế quản lý, quy định về định mức phù hợp với pháp luật hiện hành.

Tổ chức rà soát, đánh giá các khoản đầu tư tài chính tại doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả; chỉ đạo người đại diện vốn tại các doanh nghiệp có vốn góp của Tổng Công ty có ý kiến với Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị công ty xây dựng phương án cụ thể để khắc phục các khó khăn tài chính của doanh nghiệp, khắc phục tình trạng lỗ luỹ kế kéo dài, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo quy định, tránh thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp, phù hợp với quy định pháp luật…

Trần Quý

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: Cổ phiếu HPG được khối ngoại gom mạnh, thanh khoản cao nhất thị trường

VN-Index 'nhuộm' sắc xanh xuyên suốt thời gian giao dịch phiên 23/12. Tuy nhiên, giao dịch của khối ngoại lại là điểm trừ khi 'quay đầu' bán ròng khoảng 311 tỷ đồng trên toàn thị trường, nhưng cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn được gom mạnh nhất toàn thị trường với giá trị 55 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

‘Quyền ngắt kết nối’ sau giờ làm việc thu hút quan tâm ở Nhật Bản

Trong bối cảnh nhiều người lao động phải đối mặt với việc thời gian riêng tư bị xâm phạm do thư điện tử (email) và cuộc gọi công việc ngoài giờ, khái niệm 'quyền ngắt kết nối' sau giờ làm đang thu hút sự chú ý tại Nhật Bản.

Tiếp tục đọc

Chi cục Hải quan Thái Nguyên: Vượt khó thu ngân sách ở mức cao nhất

Tính từ đầu năm đến ngày 19/12/2024, số thu ngân sách nhà nước của Chi cục Hải quan Thái Nguyên (thuộc Cục Hải quan Bắc Ninh) đạt 2.555 tỷ đồng, bằng 102,2% chỉ tiêu được giao và tăng 4,29% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực vượt khó của Chi cục.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay