Ông chủ Circle K kiên định với mục tiêu mua lại 7-Eleven, tiết lộ không có ý định nâng giá thương vụ

Ông chủ Circle K kiên định với mục tiêu mua lại 7-Eleven, tiết lộ không có ý định nâng giá thương vụ

Ông Alex Millar, CEO của Couche-Tard, khẳng định tập đoàn không có ý định nâng giá thương vụ, đồng thời tiết lộ có thể sẽ tiếp tục thương vụ thâu tóm 7-Eleven dựa trên cơ sở 'thân thiện và bảo mật'.

Theo Nikkei Asia, Chủ tịch điều hành Alain Bouchard của Alimentation Couche-Tard, công ty mẹ của Circle K, cho biết họ không có ý định thâu tóm một cách “thù địch” với 7-Eleven, vốn là một biểu tượng của người Nhật Bản trong ngành bán lẻ.

Tuần trước, hãng Seven & i sở hữu 7-Eleven cho biết họ đã nhận được đề xuất tư nhân hóa thông qua kế hoạch mua lại của ban quản lý bởi các thành viên gia đình sáng lập đang nắm giữ khoảng 8% cổ phần. Thông tin này đẩy giá cổ phiếu tăng vọt, đóng cửa ở mức 2.556 yên (tương đương 16,55 USD) vào hôm 21/11, tăng 15% so với trước đó.

Trước động thái này, ông Alex Millar, CEO của Couche-Tard, khẳng định tập đoàn không có ý định nâng giá thương vụ, đồng thời tiết lộ có thể sẽ tiếp tục thương vụ thâu tóm 7-Eleven dựa trên cơ sở “thân thiện và bảo mật”.

“Chúng tôi tin rằng lời đề nghị mà chúng tôi đưa ra rất hấp dẫn đối với tất cả các bên liên quan”, CEO Miller khẳng định nhưng không tiết lộ mức giá mới mà họ đưa ra.

Đề nghị mua lại Seven & i ban đầu của Couche-Tard được đưa ra vào tháng 7/2024 nhưng đã bị phía Nhật Bản từ chối vì cho rằng “giá trị doanh nghiệp bị định giá quá thấp”. Đến tháng 10, phía Couche-Tard đã tăng giá thầu lên mức 18,19 USD/cổ phiếu, tương đương mức giá 47 tỷ USD cho 7-Eleven, cao hơn 20% so với đề nghị ban đầu.

Millar nhấn mạnh, Couche-Tard quyết tâm sở hữu toàn bộ cổ phần của Seven & i, không có ý định trở thành cổ đông thiểu số. Ông chia sẻ: “Nếu sáp nhập, chúng tôi sẽ trở thành công ty bán lẻ doanh thu 150 tỷ USD, nằm trong top 5 nhà bán lẻ lớn nhất thế giới.”

Lãnh đạo Couche-Tard cũng đánh giá cao giá trị của thương hiệu 7-Eleven, đặc biệt là mô hình cửa hàng tiện lợi với hệ thống phân phối đẳng cấp toàn cầu tại Nhật Bản.

Seven & i từng nêu rõ những thách thức đối với thương vụ, đặc biệt là các quy định chống độc quyền tại Mỹ. Tuy nhiên, Millar khẳng định đây không phải là trở ngại lớn, dù có thể phải bán một số cửa hàng tại các thành phố cụ thể. Ông cho biết: “Thị phần kết hợp giữa chúng tôi và Seven & i tại Mỹ chỉ khoảng 12%, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định truyền thống”.

Cũng theo vị giám đốc này, việc kết hợp thương hiệu và tiêu chuẩn của 7-Eleven với năng lực công nghệ số của ông chủ Circle K sẽ tạo nên “rất nhiều giá trị”.

Linh Bùi

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PAN: Lợi nhuận tăng trưởng, Tập đoàn PAN giảm đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Kết thúc nửa đầu năm 2025, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu đạt 8.183 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 459 tỷ đồng; tăng lần lượt 20% và 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

ABI: Chi phí bồi thường tăng đột biến “ăn mòn” lợi nhuận ABIC

Chi phí bồi thường tăng gần 21% trong quý II/2025 đã khiến lợi nhuận của ABIC sụt giảm dù doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

STB: Sacombank – ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Sacombank là “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Việt Nam trong năm 2025 (SME Payment Solutions of the Year – Vietnam 2025). Danh hiệu này thuộc hệ thống giải thưởng ABF Retail Banking Awards được triển khai thường niên nhằm vinh danh các ngân hàng, tổ chức tài chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt thành tựu nổi bật.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay