Bộ trưởng Tài chính: Quản lý doanh nghiệp Nhà nước, lương theo thang bậc thì không có người tài

Bộ trưởng Tài chính: Quản lý doanh nghiệp Nhà nước, lương theo thang bậc thì không có người tài

Đưa ra cơ chế đánh giá rất khắt khe, người đại diện vốn tại doanh nghiệp Nhà nước làm rất vất vả nhưng lương, thưởng lại theo thang bậc thì không bao giờ có người tài. Người tài cũng không bao giờ làm hết trách nhiệm của mình, theo Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng.

Chiều 29/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo về Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Một trong những vấn đề đại biểu quan tâm là người đại diện vốn tại doanh nghiệp Nhà nước.

Doanh nghiệp Nhà nước nắm tài sản lớn, nhưng hiệu quả thua tư nhân

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nhận định, doanh nghiệp Nhà nước hiện đang nắm giữ một khối lượng tiền vốn và tài sản rất lớn nhưng hoạt động kém năng động, hiệu quả mang lại thấp hơn doanh nghiệp tư nhân.

Một trong những nguyên nhân cơ bản, theo ông Cường là cơ chế quản lý còn chồng chéo, trói buộc và cứng nhắc, nên không phân định rõ trách nhiệm. Dẫn đến, vốn Nhà nước đầu tư bị thất thoát không được phát hiện kịp thời, không xác định được trách nhiệm cá nhân, hoặc khi phát hiện được thì đã mất tiền, kéo theo mất cán bộ.

Với dự thảo luật sửa đổi lần này, ông Cường thấy có 2 tiến bộ rất lớn.

Đầu tiên, là đã bỏ tất cả những quy định có liên quan đến nội dung về quản trị doanh nghiệp.

Thứ hai, đã đưa ra nguyên tắc xác định rất rõ là: Tiền vốn của Nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp thì trở thành tiền vốn của doanh nghiệp, để không nhầm lẫn với vốn Nhà nước.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội). Ảnh: P.Thắng

Tuy nhiên, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, ông Cường cho rằng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật là doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ chưa đáp ứng được yêu cầu, nên cần mở rộng đối tượng để quản lý, giám sát cả doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 50% và doanh nghiệp F2, F3.

Cạnh đó, việc xác định trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là “một nhóm người” là chưa phù hợp, không phát huy được vai trò của người đứng đầu, không xác định được trách nhiệm cá nhân nếu tiền vốn đầu tư vào doanh nghiệp bị thất thoát.

Người đại diện vốn Nhà nước phải được quyết bộ máy, chọn cán bộ

Theo ông Cường, cần phải bổ sung quy định Nhà nước sau khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp thì trở thành cổ đông của doanh nghiệp, sở hữu cổ phần theo phần vốn đã đầu tư.

“Với tư cách là cổ đông, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải cử người, hoặc thuê người để đại diện thực hiện quyền cổ đông trong doanh nghiệp. Người đại diện chịu trách nhiệm quản lý tiền vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp theo mục tiêu đầu tư của Nhà nước”, ông Cường góp ý.

Trong đó, ông Cường kiến nghị người đại diện vốn không chỉ được giao các chỉ tiêu kế hoạch như bảo toàn phát triển vốn, trích nộp lợi nhuận, mà cần phải được toàn quyền trong việc tổ chức bộ máy, lựa chọn và quyết định theo tiêu chuẩn cán bộ quản lý.

“Để đảm bảo tiền vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp được quản lý, sử dụng đúng mục đích, phòng ngừa rủi ro, thì cơ quan đại diện chủ sở hữu cử bộ phận giám sát, độc lập để giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và người đại diện chủ sở hữu”, ông Cường nêu.

Chung mối quan tâm, ông Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) cho rằng, chức năng chủ sở hữu nên được tách bạch với chức năng quản lý Nhà nước, thể chế hóa rõ ràng, công khai về trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động công ích và trách nhiệm xã hội.

Theo ông, cần hạn chế các can thiệp có tính chất hành chính vào hoạt động điều hành của doanh nghiệp; tạo cơ chế tuyển dụng nhân sự quản lý, điều hành gắn với hiệu quả công việc, đáp ứng yêu cầu cao về năng lực, tính độc lập, sự liêm chính; hoạt động trong một mô hình có sự giám sát và cân bằng quyền lực.

Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình). Ảnh: P.Thắng

Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) đề nghị bổ sung quy định rõ vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo nguyên tắc của một nhà đầu tư chuyên trách, chuyên nghiệp, đủ năng lực.

“Cần phân định rõ với chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước nói chung và hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp”, ông nói.

Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng cơ chế như tư nhân thì sẽ khác

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho hay, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thuđề nghị mở rộng đối tượng từ 50% vốn trở xuống, để báo cáo Chính phủ, bổ sung vào dự thảo cho phù hợp.

Về người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, theo ông Thắng, đây là người có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh, cũng như việc bảo toàn, phát triển của doanh nghiệp. Cho nên, cần có cơ chế quản lý đánh giá, gắn với chế độ đãi ngộ và công cụ để họ làm việc.

“Chúng ta đưa ra cơ chế đánh giá rất khắt khe, họ làm rất vất vả nhưng lương, thưởng lại bảo phải theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài. Người tài cũng không bao giờ làm hết trách nhiệm của mình”, Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh.

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho rằng, cần có cơ chế quản lý đánh giá, gắn với chế độ đãi ngộ và công cụ để người đại diện vốn tại doanh nghiệp Nhà nước làm việc. Ảnh: P.Thắng

Ông nêu, doanh nghiệp cùng ngành nghề tại sao họ trả gấp khoảng 50- 100 lần, còn 5 -10 lần là phổ biến, còn người đại diện vốn thì lương lại rất thấp. “Rõ ràng như thế không được”, Bộ trưởng Tài chính nói.

Tương tự, quản lý đánh giá phải rất khách quan, minh bạch trên các tiêu chí rõ ràng. Làm tốt thì lương thưởng thế nào? Vượt lợi nhuận đặt ra thì lương, thưởng có được tăng lên không? Nếu không làm tốt thì cảnh cáo, sa thải… thì mới sòng phẳng.

Cuối cùng, người đại diện vốn tại doanh nghiệp Nhà nước cũng cần đủ thẩm quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo. “Doanh nghiệp tư nhân như thế nào, doanh nghiệp Nhà nước áp dụng đúng cơ chế như thế thì tự khắc khác”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhận định.

Bộ trưởng Tài chính ví dụ, khi đàm phán dự án, với trách nhiệm lớn, người lương cao sẽ khác người lương bình thường, chưa kể nếu lương thấp không những không đàm phán mà cài cắm, gửi giá. Trong khi, nếu là ông chủ tư nhân sẽ đàm phán giá ở mức thấp nhất có thể.

“Đã chấp nhận như doanh nghiệp tư nhân chúng ta phải có cơ chế như thế. Còn từ trước đến nay, báo cáo với các đại biểu khó khăn nhất chính là vấn đề liên quan đến chế độ lương, thưởng của đại diện vốn tại doanh nghiệp Nhà nước”, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

Hương Giang

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HBC: Cổ phiếu tăng giá, lạc quan về tương lai

Sau thời gian chật vật đối mặt với khó khăn tài chính và biến động thị trường, cổ phiếu của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đang có "những ngày vui" với chuỗi tăng giá ấn tượng trên sàn UPCoM, cùng với kỳ vọng tăng trưởng hơn nữa trong năm 2025.

Tiếp tục đọc

AGG: Chủ tịch HĐQT Bất động sản An Gia ‘gom’ hơn 7 triệu cổ phiếu AGG

Ông Nguyễn Bá Sang- Chủ tịch HĐQT Bất động sản An Gia vừa mua thỏa thuận từ Công ty Trường Giang gần 7,4 triệu cổ phiếu AGG, nâng tỷ lệ sở hữu lên 25,14%.

Tiếp tục đọc

Telegram lần đầu tiên có lợi nhuận sau 3 năm với doanh thu hơn 1 tỷ USD

Ngày 23/12 vừa qua, Giám đốc điều hành Telegram, Pavel Durov tuyên bố năm 2024 đánh dấu lần đầu tiên nền tảng này thu lợi nhuận ròng, với doanh thu hơn 1 tỷ USD. Thành tựu này đạt được sau 3 năm triển khai gói đăng ký có trả phí và hiển thị quảng cáo.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay