“Khủng long” ngoại lớn nhất lĩnh vực điện tái tạo Việt Nam: Sở hữu hơn 1 GW, chi 1.800 tỷ mua 49% cổ phần công ty năng lượng của BIM Group
Theo giới thiệu trên website, ACEN Corporation hiện đã nắm giữ 50% lợi ích kinh tế tại cụm nhà máy điện mặt trời Ninh Thuận và 65% lợi ích kinh tế tại nhà máy điện gió Ninh Thuận của BIM Energy.
Nhà máy điện mặt trởi BIM 2 (Ninh Thuận)
Trong hồ sơ nộp lên Sở giao dịch chứng khoán Philippines (PSE), ACEN Corporation (Philippines) cho biết công ty liên kết ACEN Vietnam Investments Pte. Ltd. đã ký thỏa thuận mua cổ phần (SPA) với Huntington Renewable Investments Limited để mua 49% cổ phần của CTCP Tập đoàn Năng lượng BIM (BIM Energy Holding Corporation).
Theo SPA, ACEV đã trả 70,5 triệu USD (gần 1.800 tỷ đồng) cho thương vụ mua lại này. BIM Energy hiện có quyền sở hữu đối với các tài sản năng lượng tái tạo đang hoạt động bao gồm nhà máy điện mặt trời Ninh Thuận (405MW) và nhà máy điện gió Ninh Thuận (88MW).
Tuy nhiên, theo giới thiệu trên website, ACEN Corporation hiện đã nắm giữ 50% lợi ích kinh tế tại cụm nhà máy điện mặt trời Ninh Thuận và 65% lợi ích kinh tế tại nhà máy điện gió Ninh Thuận của BIM Energy.
Theo giới thiệu trên website, BIM Energy – thành viên của BIM Group là 1 trong những nhà đầu tư tiên phong về năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Mục tiêu dài hạn tới năm 2025 là phát triển ít nhất 1GW năng lượng sạch (điện gió và điện mặt trời).
Tháng 4/2019, BIM Energy đã khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời với tổng đầu tư 7.060 tỷ đồng tại Ninh Thuận. Đây là dự án điện mặt trời quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó. Tới năm 2020, cụm nhà máy đã đạt tổng công suất 405MWp. Nhà máy Điện Gió BIM được khởi công vào năm 2021, hoàn thành đi vào vận hành thương mại ngày 30/9/2021, chỉ sau 11 tháng thi công. Nhà máy Điện Gió BIM với tổng công suất 88MW, tổng vốn đầu tư 158 triệu USD, sản lượng khai thác khoảng hơn 317GWh/năm.
ACEN Corporation năm 2022 cũng thông qua ACEN Vietnam Investment mua lại 49% cổ phần Solar NT thuộc sở hữu của Super Energy (Thái Lan), với tổng giá trị giao dịch ước tính khoảng 165 triệu USD. Qua đó, Acen gián tiếp đầu tư vào 9 dự án năng lượng mặt trời tổng công suất 837 MW tại Việt Nam. Danh mục hoàn chỉnh của Acen tại Việt Nam sau giao dịch với Super Energy sẽ gồm 15 dự án điện tái tạo.
ACEN đã thực hiện xong giai đoạn đầu tiên của việc mua lại 49% cổ phần Solar NT, với công suất lắp đặt 141 MW. Ước tính, khi hoàn thành cả 4 giai đoạn của quá trình, ACEN sẽ nâng tổng công suất danh mục đầu tư điện tái tạo tại Việt Nam lên hơn 1.000 MW. Công suất này đưa ACEN trở thành nhà đầu tư năng lượng tái tạo nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Theo website, tổng công suất lắp đặt của các dự án điện tái tạo ACEN đang đầu tư tại Việt Nam là 1.106 MW. Không tính các dự án của Solar NT, ACEN đang đầu tư vào 6 dự án Việt Nam với tổng công suất lắp đặt 965 MW. Trong đó, phần lợi ích kinh tế Acen nắm giữ khoảng 613 MW.
Ngoài các dự án điện tái tạo tại Việt Nam, ACEN còn nắm 24% lợi ích kinh tế trong dự án điện gió Monsoon 600 MW tại Lào. Dự án khi hoàn thành năm 2025 sẽ xuất khẩu điện sang Việt Nam. Do đó, tổng công suất điện tái tạo được đầu tư bởi ACEN phục vụ thị trường Việt Nam rơi vào khoảng 1.200 MW.
ACEN là thành viên của tập đoàn Ayala có lịch sử lâu đời tại Philippines. Công ty hiện có 6,8 GW công suất năng lượng tái tạo có thể quy cho các dự án đang hoạt động, đang xây dựng và đã cam kết.
ACEN đặt mục tiêu mở rộng công suất năng lượng tái tạo lên 20 GW vào năm 2030, công ty đang trên đà đạt được mục tiêu sản xuất 100% năng lượng tái tạo vào năm 2025.
9 tháng đầu năm, ACEN ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất của cổ đông công ty mẹ tăng 24% so với cùng kỳ năm trước lên 8,14 tỷ Peso (khoảng 3.500 tỷ đồng). Sản lượng năng lượng tái tạo tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù nguồn năng lượng mặt trời và gió đều giảm theo mùa.
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận